Theo những lời giải thích của vị tổng thống và các đại diện chính quyền Mỹ có thể thấy rõ, động cơ chính của quyết định này không chỉ là sự đối đầu với Nga mà còn sự đối đầu với Trung Quốc. Theo Trump, Hoa Kỳ sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân cho đến khi Nga và Trung Quốc bình tĩnh trở lại. Bình luận về quyết định này của Trump, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin lưu ý rằng, việc rút khỏi Hiệp ước INF để đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa có nghĩa là Hoa Kỳ đang đẩy mình vào một cuộc đọ sức mà họ không có cơ hội giành phần thắng. Sputnik giới thiệu với các bạn ý kiến của chuyên gia Nga.
Hơn nữa, ý định của Mỹ bố trí các tên lửa ở châu Á là rất bất tiện. Việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc đã cho thấy rằng, Trung Quốc có thể sử dụng các công cụ kinh tế để trừng phạt bất kỳ quốc gia nào trong khu vực có ý định triển khai các hệ thống chiến lược của Mỹ (phòng thủ hoặc tấn công) trên lãnh thổ của mình. Và Hoa Kỳ không thể làm gì để giúp đỡ các đồng minh của họ. Chắc là Hàn Quốc không muốn để Mỹ bố trí các tên lửa tầm trung ở nước này. Có chú ý đến dư luận Nhật bản, ít khả năng Tokyo đồng ý để Mỹ bố trí các tên lửa đạn đạo tầm trung IRBM trên lãnh thổ nước này. Philippines và Thái Lan là những đồng minh không đáng tin cậy đang hướng về Trung Quốc và có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, rất khó để tưởng tượng việc triển khai các tên lửa Mỹ nhắm vào Trung Quốc ở hai nước này.
Mỹ có nhu cầu về các tên lửa như vậy không phải vì Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình tầm trung, mà do xu hướng phát triển kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Có chú ý đến xu hướng này, vào cuối thập kỷ tới Trung Quốc có thể trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba với bộ ba hạt nhân đầy đủ giá trị, với số lượng đầu đạn tương đương với Nga và Hoa Kỳ. Đồng thời, bản chất của sự tương tác giữa Nga và Trung Quốc trong trường hợp bùng nổ cuộc xung đột với Hoa Kỳ vẫn chưa rõ. Hai bên chưa phải là đồng minh thực sự vì chưa có hiệp ước quân sự ràng buộc. Trong trường hợp xấu nhất, Hoa Kỳ nên chuẩn bị để chiến đấu trên hai mặt trận, nhưng, cũng có khả năng Nga sẽ không tham gia vào cuộc xung đột Mỹ-Trung.
Trong điều kiện này có thể giả định rằng, Hoa Kỳ thà quan tâm đến việc sửa đổi hơn là phá hủy hoàn toàn hiệp ước INF. Mỹ có nhu cầu về tên lửa đạn đạo với tầm bay 3.500 km ở châu Á và cũng có thể phải có thêm những tên lửa hành trình trên mặt đất cũng ở châu Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không muốn loại bỏ tất cả các hạn chế, vì điều đó có thể mang lại hậu quả rất xấu cho Mỹ. Do đó, hai bên sẽ mặc cả với nhau, và đây là một cơ hội để thiết lập cuộc đối thoại trong lĩnh vực chiến lược.