Điều này đã được thể hiện trong cuộc phỏng vấn của Sputnik với các chuyên gia. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Trung Quốc sẽ giúp hai nước mở rộng việc tiếp cận thị trường của nhau, và tăng cường sự hội nhập kinh tế ở châu Á, các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho biết.
"Bắc Kinh hiểu rằng khi đối mặt với cuộc đối đầu ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sẽ là không khôn ngoan khi xung đột với Nhật Bản", Kokitiro Mio, nhà kinh tế cấp cao thuộc Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế thuộc Viện nghiên cứu bảo hiểm nhân thọ Nippon cho biết. "Xung đột chưa được giải quyết sẽ dẫn đến cuộc đối đầu với tất cả các nước phát triển của phương Tây, vì vậy Trung Quốc muốn xích lại gần Nhật Bản và EU".
Theo Kokitiro Mio, trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh sẽ là về việc thực hiện dự án "Một vành đai, một con đường" đang tiến triển như thế nào và Nhật Bản tham gia vào dự án này ra sao.
"Trung Quốc đang bị chỉ trích vì cố gắng thiết lập ảnh hưởng thống trị của mình trong khu vực thông qua việc đầu tư quá mức vào các dự án đầy tham vọng tại các quốc gia dọc theo con đường tơ lụa. Nhật Bản trải qua các thử nghiệm và sai lầm đã thu được những kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực đầu tư dự án ở châu Á. Nếu kết hợp sức mạnh tài chính của Trung Quốc và nhiều năm kinh nghiệm của Nhật Bản, thì có thể sẽ đạt được sự cân bằng cần thiết. Khi Nhật Bản tham gia vào dự án " Một vành đai, một con đường ", vai trò của Trung Quốc sẽ giảm xuống, sẽ làm giảm bớt chỉ trích về những khát vọng bá quyền.
Sự tham gia của Nhật Bản vào Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á cũng là vấn đề. Nếu Hoa Kỳ mong muốn tham gia vào dự án này, Nhật Bản sẽ là người đầu tiên tham gia vào ngân hàng này. Tuy nhiên sự phát triển tình hình như vậy là khó tưởng tượng ra trong bối cảnh quan hệ ngày nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ". Chuyên gia Nhật Bản nói.
Các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh ở cấp cao nhất sẽ tạo ra nền tảng rộng lớn cho tiến bộ mối quan hệ song phương trong tương lai, ông Jiang Yuechun — giám đốc Trung tâm kinh tế và phát triển thế giới tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho biết.
"Theo ý kiến của tôi, sẽ không có một sự đột phá trong quan hệ Trung — Nhật, nhưng chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Trung Quốc sẽ giúp bình thường hóa các mối quan hệ giữa hai nước. Mặc dù trong 7 năm qua, người đứng đầu Trung Quốc và Nhật Bản vẫn hay gặp nhau, nhưng đều xảy ra trong khuôn khổ nền tảng quốc tế đa phương. Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản tới Trung Quốc — là lần đầu tiên trong bảy năm qua. Chuyến viếng thăm này phản ánh mối liên hệ bình thường ở cấp cao nhất. Đây là một tiến bộ lớn. Trước hết, Trung Quốc và Nhật Bản có thể trong tương lai đạt được sự phát triển trong hợp tác kinh tế thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực liên doanh tại thị trường các nước thứ ba và hợp tác công nghiệp giữa các công ty. Điều này sẽ dẫn đến việc cả hai nước sẽ không chỉ giải quyết các quan hệ chính trị, mà còn có những tiến bộ đáng kể trong hợp tác thực dụng so với các năm trước.
Thứ hai, hai bên có thể đạt được một sự hiểu biết nhất định trong các vấn đề trao đổi chuyên nghiệp, cũng như tăng cường mối liên hệ ở cấp phi chính phủ, trao đổi giữa các thành phố kết nghĩa. Thứ ba, chống lại nền tảng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương như hiện nay, Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như các nước định hướng vào xuất khẩu, có thể đưa ra tiếng nói chung trong việc bảo vệ hệ thống thương mại đa phương và các nguyên tắc tự do thương mại ".
Trong một hoặc hai năm vừa qua, tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản đối với nhau đã tăng lên đáng kể, chuyên gia MGIMO Ekaterina Arapova cho biết. Đối với Nhật Bản, Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhật Bản trông đợi nhiều vào thị trường Mỹ để hy vọng vào sự phát triển nền kinh tế. Trung Quốc, về phần mình, đã có một cái nhìn tươi mới tại Nhật Bản sau khi Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại. Trung Quốc hiện đang bị buộc phải tìm kiếm các đối tác khác, xây dựng quan hệ hợp tác để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của mình. Vì vậy, cuộc họp thượng đỉnh là cực kỳ kịp thời, cực kỳ quan trọng, Ekaterina Arapova nói.
"Tín hiệu đáng báo động, bởi vì chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ trên bối cảnh phát triển các quá trình hội nhập sâu sắc ở châu Á có thể đòi hỏi chi phí đáng kể với nền kinh tế Mỹ. Tôi tin rằng Hoa Kỳ hiểu điều này. Đồng thời, Nhật Bản theo truyền thống lịch sử, vẫn sẽ là đối tác chiến lược của Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ họ đang ở trong một tình huống mà các ưu tiên chính trị không phản ánh đầy đủ nguyện vọng kinh tế của đất nước. Nhật Bản buộc phải cân bằng giữa mong muốn duy trì quan hệ đồng minh lâu dài với Washington và thiết lập các mối liên hệ mới để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Có lẽ, Nhật Bản đang ngày càng phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ không thể không hiểu điều này đặt ra nguy cơ đánh mất ảnh hưởng của họ đối với Nhật Bản".