Những hoạt động phạm tội có hệ thống của Khánh "trắng" và đàn em không qua mắt được lực lượng công an. Tháng 5/1996, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) lập chuyên án mang bí số K596, quét sạch băng nhóm tội phạm có tổ chức do Dương Văn Khánh cầm đầu.
Tháng 10/1998, Khánh phải ra pháp trường, kết thúc cuộc đời ông trùm khét tiếng.
Ngày sa lưới của băng nhóm Khánh "trắng"
Hơn 20 năm trôi qua nhưng khi chia sẻ câu chuyện cũ với phóng viên, đại tá Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội, vẫn bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc đánh án.
"Với tội phạm có tổ chức thì những kẻ cầm đầu lại thường đứng ở đằng sau để 'giật dây' đám đàn em thực hiện mọi hành vi phạm tội, thậm chí nhận tội thay cho chúng lúc cần thiết. Do đó việc bắt giữ và chứng minh tội phạm của kẻ cầm đầu là không hề đơn giản", đại tá Hùng chia sẻ.
Khi đó, Khánh có mối quan hệ khá tốt với một số cơ quan chức năng. Do đó, việc thu thập tài liệu để phanh phui ông chủ nghiệp đoàn bốc xếp gặp rất nhiều trở ngại.
Đại tá Hùng nói công việc này cần phải bí mật, người nào phải có đủ bản lĩnh, có kinh nghiệm, kín tiếng mới có thể hoàn thành. Trung úy Đào Anh Tuấn (sau này là thượng tá Đào Anh Tuấn, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm) là người được chọn.
Ban đầu Dương Văn Khánh là người có liên quan. Tuy nhiên đến kết luận điều tra thì chỉ là người làm chứng, và sau đó chỉ bị xử phạt hành chính. Bên cạnh đó cũng có dư luận cho rằng Dũng đứng ra nhận tội thay cho Khánh. Qua xác minh, thông tin này là có cơ sở.
"Mặc dù thu thập được rất nhiều thông tin, chứng cứ chứng minh tội ác của Khánh, song để lật lại một bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không hề đơn giản. Thậm chí có thể nói là vô kế khả thi", ông tâm sự.
Nắm được thông tin trên, trung úy Tuấn có mặt để lấy lời khai các bị hại, nhân chứng, thu thập tài liệu… Tuy nhiên, trung úy cảnh sát hồi đó bảo không hiểu ai đứng sau khiến vụ án tiếp tục có dấu hiệu bị "chìm xuồng".
Trong khi các điều tra viên Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm chưa nghĩ ra cách phá án thì một diễn biến mới xuất hiện làm rung chuyển giới giang hồ Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung thời bấy giờ.
"Tôi rất bất ngờ vì vị lãnh đạo này nắm khá rõ những hành vi vi phạm pháp luật của Khánh trắng, và cũng không biết qua kênh nào mà ông biết được tôi đang nắm giữ những tài liệu quan trọng, có thể bắt được Khánh 'trắng'.
Sau khi nghe tôi trình bày toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của băng Khánh 'trắng' từ năm 1990 đến 1996, những dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ của một cán bộ cảnh sát điều tra, lãnh đạo Tổng Cục cảnh sát đã giao cho Phòng đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, thuộc Cục Cảnh sát hình sự mở chuyên án mang bí số K596 đấu tranh với băng ổ nhóm này", ông Tuấn nói.
Từ tiền đề này, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an Hà Nội đã tổ chức lực lượng, bất ngờ vây bắt Khánh và toàn bộ đám đàn em của gã.
Quá trình điều tra, cảnh sát làm rõ một loạt tội ác của Khánh và đồng bọn như giết người, hiếp dâm, trốn thuế, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản…
Những phút cuối của ông trùm
Tháng 9/1997, Khánh và hơn 20 đồng bọn phải ra trước vành móng ngựa để chịu sự phán xét của pháp luật vì những tội ác đã gây ra.
Vụ án Khánh "trắng" làm dư luận xã hội xôn xao vào thời điểm đó bởi cói "5 điểm nhất". Đó là: đông bị cáo nhất (24 bị cáo); thời gian xét xử lâu nhất; phiên toà có nhiều nhân chứng nhất (70 người); xét xử nhiều tội nhất (11 tội danh của 24 bị cáo) và là phiên toà có công tác bảo vệ nghiêm ngặt nhất so với các vụ trọng án khác.
Khi đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước bị bác, Khánh biết cái chết đã đến rất gần mà không có một phép màu nào có thể cứu vãn. Cũng từ đó, Khánh trở lên lầm lỳ, ít nói hơn.
Khi ra pháp trường, Khánh và đồng bọn không bộc lộ nhiều cảm xúc. Ngay sau đó, loạt AK vang lên một cách đanh gọn.
Sáng 13/10/1998 đó cũng là buổi sáng kết thúc cuộc đời của ông trùm giang hồ tại Hà Nội.