Tuyên bố của Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa Lý Khắc Cường và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long — Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN — có thể sẽ định hướng cho cuộc thảo luận chung trong các định dạng khác nhau của các hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á.
Cùng ngày 12 tháng 11, ông Lý Hiển Long lưu ý rằng ASEAN sở hữu tiềm năng to lớn, việc thực hiện điều đó tùy thuộc vào quá trình tăng cường liên kết hội nhập. Tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ở Singapore, ông kêu gọi kiên quyết theo đuổi mục tiêu này trong điều kiện đối mặt áp lực chính trị với ý tưởng đa phương. Trong tương quan này các quan sát viên nhận xét rằng ông Lý Hiển Long trước đó từng cảnh báo — cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể gây tác động tiêu cực lớn đến Singapore.
"Đây là thách thức đối với sự thống nhất của ASEAN, và tất nhiên cũng là thách thức đối với ý tưởng tự do thương mại, điều rất quan trọng đối với các nước ASEAN với nền kinh tế xuất khẩu. Sự vắng mặt thương mại tự do đang đe dọa cuộc khủng hoảng kế tiếp với mô hình kinh tế xuất khẩu của ASEAN".
Chuyên gia cho rằng trong điều kiện diễn ra cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, rất khó cho các nước ASEAN khi tuân thủ nguyên tắc nền tảng của tổ chức là giữ khoảng cách như nhau. Mỗi quốc gia, thế này hay cách khác, đang chịu những hành động để lôi kéo họ đứng về bên này hoặc ngả sang bên kia. Trong trường hợp với người Mỹ, đây có thể là áp lực hoàn toàn trực tiếp. Tất cả những điều đó nếu không phải đẩy tới sự phân ly chia rẽ của ASEAN, thì cũng kích tăng những bất đồng nội bộ. Đó là hậu quả nhất định của việc Mỹ và Trung Quốc tham gia vào cạnh tranh cả về kinh tế và chiến lược, — theo đánh giá của chuyên gia Viktor Sumsky.
"Trong ASEAN đang có mối lo ngại về xu hướng phân cực của tình hình khu vực và tác động bất lợi của nó với những mối quan hệ trong nội bộ tổ chức này. Trước đó ASEAN có khuynh hướng không tập trung vào vấn đề này mà nhấn nhiều hơn về tính đoàn kết thống nhất. Bây giờ họ đang nói đến bất đồng ngày càng công nhiên thẳng thắn hơn, thực tế đó cho thấy rằng họ rất không thích tình huống như vậy".
Như đang chờ đợi, tại nhiều địa điểm khác nhau của cuộc gặp ở Singapore sẽ dành hỗ trợ cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cũng như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Trung Quốc là một nhà soạn thảo tích cực và ủng hộ việc nhanh chóng thông qua cả hai văn kiện. Không ngẫu nhiên mà nhiều nhà quan sát cho rằng sự kiện thông qua những tài liệu này sẽ đánh dấu một thành công lớn của ngoại giao Trung Quốc. Chuyên gia Viktor Sumsky không loại trừ là yếu tố này có thể đóng vai trò trong việc Tổng thống Hoa Kỳ từ chối tham gia cuộc gặp Singapore.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng ông Lý Khắc Cường sẽ đề xuất hơn 30 sáng kiến về củng cố hợp tác khu vực, khắc phục bảo hộ đơn phương, thúc đẩy hệ thống thương mại cởi mở, toàn diện và dựa trên quy tắc quốc tế. Đang chờ đợi là ông Lý Khắc Cường sẽ kêu gọi huy động nỗ lực chung của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào việc giải quyết tranh chấp thương mại.