Lạ đời: Quan tỉnh ngại tiếp dân còn tướng thì "ốm lên ôm xuống" khi ra tòa

© Ảnh : Trung Kiên - TTXVNLực lượng chức năng dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hóa vào phiên tòa.
Lực lượng chức năng dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hóa vào phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Xôn xao những ngày này là chuyện nhiều Chủ tịch tỉnh “ngại tiếp dân” và phiên tòa xử đường dây đánh bạc ngàn tỷ với 2 vị tướng “ốm lên ốm xuống”, bài phân tích trên báo Đất Việt.

Con số đang gây xôn xao diễn đàn Quốc hội mấy ngày nay đến từ báo cáo của Trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải. Đó là con số về trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu cơ quan hành chính tại 63 tỉnh, thành phố. Luật Tiếp công dân quy định tại khoản 5 điều 12:

Đại biểu Vũ Trọng Kim - Sputnik Việt Nam
"Chủ tịch mà không tiếp dân thì nên nghỉ đi"

"Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 1 ngày trong 1 tháng…".

Tuy nhiên, trong phụ lục về kết quả tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho thấy nhiều tỉnh không có số liệu báo cáo về hoạt động này, tiêu biểu như Bà Rịa — Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương… Có những tỉnh thì tỷ lệ tiếp dân của Chủ tịch tỉnh so với quy định là 0%, như Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên.

Đúng là một con số đáng buồn. Một năm có 12 tháng, Luật quy định ít nhất là mỗi vị quan đầu tỉnh chỉ phải tiếp công dân có 12 ngày trên tổng số 356 ngày của năm, ấy vậy mà có nhiều vị vẫn không hoàn thành được cái chỉ tiêu tối thiểu này. Tiếp dân đáng ngại đến thế sao?

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu - Sputnik Việt Nam
Tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội cần “nhìn thẳng vào mắt người dân”
Không tiếp xúc với người dân, có lẽ vì quan quá bận họp hành, bận quốc kế dân sinh…nhưng vậy thì "dân sinh" ở chỗ nào?

Nhưng nghĩ cũng thật chạnh lòng, các vị cán bộ làm quan đầu tỉnh, là để quản lý, chăm lo cho đời sống mọi mặt của người dân, ấy vậy mà cả năm chẳng bao giờ gặp dân, không nhìn mặt, không nghe họ nói, không biết đến những nỗi niềm bức xúc của họ, không biết đến những khát khao mong muốn của họ, vậy gọi là gần dân hay xa dân? 

Trụ sở UBND tỉnh nào cũng uy nghi, hoành tráng, oai nghiêm và đẹp đẽ, nhưng thử hỏi, những người dân nghèo khó, lam lũ, mấy ai được bước vào cái trụ sở đó để được gặp? Trong suốt nhiệm kỳ làm lãnh đạo của mình liệu ông gặp gỡ được mấy người dân, nói chuyện và lắng nghe những vấn đề của họ?

Những vị cán bộ, được ngồi vào vị trí đó để lắng nghe người dân, giải quyết những nỗi bức xúc và mong muốn của người dân, bởi họ đứng đầu "ủy ban nhân dân" mà, tuy nhiên, nhiều người trong số các vị này lại "ngại" gặp dân. Cũng hơi khó hiểu.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh - Sputnik Việt Nam
"Thế lực rất mạnh đằng sau" và những cơn tăng huyết áp "khó hiểu" của ông Vĩnh, ông Hóa
Một sự trớ trêu khác, đó là phiên tòa xử 2 vị nguyên là tướng công an, ông Nguyễn Thanh Hóaông Phan Văn Vĩnh liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận gần đây. Theo báo chí tường thuật lại, trong 4 ngày xử đã qua, 2 vị này tỏ ra hết sức mệt mỏi, ốm yếu, thường xuyên phải vào phòng y tế để nhận sự trợ giúp của bác sĩ, huyết áp tăng, không thể đứng mà phải có ghế ngồi.

Trông hình ảnh ốm yếu của họ trước tòa, có lẽ không ai ngờ đó là những con người đã từng "hét ra lửa" trước đây. Những dũng mãnh, quyết liệt, oai phong đã biến đi đâu hết, chỉ còn lại 2 người đàn ông với bộ dạng yếu ớt thảm thương trước tòa.

© Ảnh : ZingPhan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cùng các bị cáo
Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cùng các bị cáo - Sputnik Việt Nam
Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cùng các bị cáo

Đúng là một sự trớ trêu, những con người từng nắm "quyền sinh quyền sát" trong tay, chỉ cần dính líu đến luật pháp, trở thành bị can được đưa ra xét xử, cho dù họ có từng là gì thì cũng mất hết nhuệ khí.

Sao toàn những chuyện lạ đời như thế nhỉ?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала