Để bảo vệ nơi tổ chức các cuộc gặp của các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thiết lập ba vòng an ninh với 13.400 nhân viên cảnh sát, nhân viên an ninh tại các sân bay, các đội đặc nhiệm thuộc lực lượng hiến binh quốc gia và 5.000 vệ sĩ. Tham gia chiến dịch bảo vệ an ninh còn có một lữ đoàn phòng chống cháy nổ và 5.000 nhân viên cảnh sát thành phố.
"Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức theo các giao thức bảo mật nghiêm ngặt nhất. Tôi không thấy nguy cơ bị tấn công khủng bố, bởi vì các vòng an ninh là không thể xuyên thủng được", — ông Nicolás Dapena Fernández, cựu cố vấn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cho biết với Sputnik Mundo.
Chuyên gia trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố nói rằng, Bộ An ninh Argentina đang phối hợp hoạt động với các cơ quan an ninh quốc tế đúng theo các giao thức của nhóm G-20. Nhưng, ông rất lo ngại trước việc tình báo nước ngoài đã thâm nhập quá sâu vào các công việc nội bộ của Argentina.
"Tôi nghĩ rằng, hệ thống tình báo chống khủng bố của Argentina vẫn còn rất yếu vì chưa có tính chuyên nghiệp và trình độ đào tạo còn thấp. Có nghĩa là những cơ quan tình báo nước ngoài, kể cả của một số quốc gia không phải là thành viên của nhóm G20, ví dụ như Israel, đã thâm nhập quá sâu vào các công việc nội bộ đến nỗi họ gần như giám sát và quản lý toàn bộ hệ thống. Điều này là sai và vi phạm pháp luật của Argentina", — ông Dapena Fernandez nói.
Nếu nói về các hoạt động bảo vệ an ninh trong khi Argentina chuẩn bị sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh từ quan điểm thì chuyên gia đã bày tỏ một quan điểm khác. Ông cho rằng, có khả năng trong nước sẽ tổ chức những cuộc biểu tình trên đường phố, những người biểu tình có thể ném gạch đá và dùng bom xăng tự chế Molotov dẫn đến chấn thương nhẹ. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, sẽ không có gì bất thường mà cảnh sát không thể đối phó.
"Một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều là nguy cơ bị tấn công khủng bố", — ông cảnh báo. "Chúng ta phải nhớ rằng, vụ tấn công không bố thường dẫn đến cái chết của nhiều người, hành động khủng bố không nhằm chống lại các quan chức nước ngoài, bởi vì họ được bảo vệ đầy đủ, nó nhằm chống lại dân thường".
Vì thế mới đây Bộ Ngoại giao Anh đã cảnh báo các công dân đang có kế hoạch đến Argentina trong thời gian hội nghị thượng đỉnh G20, về nguy cơ cuộc tấn công khủng bố chống lại khách du lịch.
Ông Dapena Fernandez không hài lòng với thực tế rằng, Chính phủ Argentina đang huy động lực lượng để bảo vệ các quan chức nước ngoài, "bằng cách này họ cho thấy rõ rằng ưu tiên của họ là bảo vệ người nước ngoài, chứ không phải người dân địa phương". Theo chuyên gia, những kẻ khủng bố muốn gây ra vụ tấn công tại hội nghị thượng đỉnh vì hành động này sẽ được phản ánh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Và Argentina nên nhớ rõ về điều này,- ông Dapena Fernandez kết luận.