Việt Nam không đặc xá phạm nhân gián điệp, phản bội tổ quốc, lật đổ chính quyền

© Ảnh : Thư viện Lâm ĐồngCác phạm nhân trại giam Đại Bình
Các phạm nhân trại giam Đại Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những trường hợp không được đề nghị đặc xá gồm: bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam, theo Vietnamnet đưa tin.

Các tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHXN Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố và một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của bộ luật Hình sự cũng thuộc các trường hợp không được đề nghị đặc xá.

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tội xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố không được đề nghị đặc xá

Ngoài ra, những trường hợp bản án, phần bản án hoặc quyết định của tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự; những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác; người trước đó đã được đặc xá; có từ 2 tiền án trở lên cũng không được đặc xá.

Các trường hợp khác không được đặc xá sẽ do Chủ tịch nước quyết định.

Luật cũng quy định người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Theo đó, trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân.

10 năm chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công an: “Không có chuyện khép kín xem xét đặc xá“
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự luật trước khi thông qua, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về các trường hợp không được đề nghị đặc xá, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo luật bổ sung 2 trường hợp không đề nghị đặc xá: người bị kết án phạt tù về tội phá hoại cơ sở vật chất — kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam và tội chống phá cơ sở giam giữ.

Đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể trong mỗi đợt đặc xá, Chủ tịch nước quyết định không đặc xá đối với các trường hợp khác. 

Về đặc xá trong trường hợp đặc biệt, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho biết, có ý kiến cho rằng quy định đối tượng được đề nghị đặc xá như quy định dự luật là quá rộng, dễ bị lạm dụng; chỉ nên xét đối với một số đối tượng được hoãn thi hành án thuộc trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo.

© Ảnh : Quochoi.vnĐại biểu Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Đại biểu Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về tiêu chí xác định thế nào là "trường hợp đặc biệt" nhằm bảo đảm tính minh bạch và thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Bị cáo Lưu Văn Vịnh (ngoài cùng bên trái) cùng các đồng phạm tại phiên tòa - Sputnik Việt Nam
Tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam" lãnh án nặng vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền"
Có ý kiến đề nghị chỉ quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối ngoại của Nhà nước.

Có ý kiến đề nghị không mở rộng đặc xá đối với người thuộc diện được hoãn chấp hành hình phạt tù, người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

UB Thường vụ QH cho biết, báo cáo tổng kết luật Đặc xá trong 10 năm qua chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước và quá trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, không phát sinh vướng mắc.

Do đó, UB Thường vụ QH đề nghị cho giữ như dự luật, tiếp tục giao cho Chủ tịch nước quyền chủ động quyết định.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng không mở rộng đối tượng đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất của đặc xá.

Luật Đặc xá (sửa đổi) gồm 6 chương, 39 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. 

Dũng Phi Hổ - Sputnik Việt Nam
Lời cảnh báo đanh thép cho những kẻ âm mưu lật đổ chính quyền Nhà nước
5 hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá

— Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện được đặc xá; không đề nghị đặc xá cho người đủ điều kiện được đặc xá; cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá.

— Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong việc thực hiện đặc xá.

— Cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá trái quy định của pháp luật.

— Từ chối cấp, xác nhận giấy tờ, tài liệu mà theo quy định của pháp luật người được đề nghị đặc xá phải được cấp, xác nhận.

— Giả mạo giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала