Nhưng Goldstein, giáo sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc trong một bài viết trên The National Interest cho thấy một góc nhìn khác về những tình huống đang diễn ra trên vùng nước phía Tây Thái Bình Dương, dựa trên sự kiện Trung Quốc đưa máy bay tuần biển chống ngầm Y-8 GX-6 vào biên chế hạm đội Nam Hải, đặc trách trên vùng nước Biển Đông. Tác giả cho thấy, thực tế GX-6 vào khai thác sử dụng hoàn toàn không đơn giản.
Chắc chắn những phương tiện tác chiến chiến thuật như tên lửa chống tàu, máy bay tàng hình, tàu sân bay lôi cuốn được sự chú ý của truyền thông thế giới, nhưng những vũ khí hào nhoáng này không đóng vai trò quan trọng gây ảnh hưởng đến vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ.
Có những phương tiện chiến đấu khác, không có sức lôi cuốn truyền thông hoặc người Trung Quốc không muốn thế giới chú ý đến, lại có khả năng làm thay đổi cán cân lực lượng của các siêu cường quân sự thế giới.
Chiến trường dưới dưới mặt nước là yếu tố chính quyết định cuộc đấu tranh giành ưu thế sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc trên khu vực phía tây Thái Bình Dương. Trong những năm qua, các bài viết trên tạp chí Mắt rồng (Dragon Eye) đề cập nhiều đến những phát triển vượt bậc của thủy lôi Trung Quốc, tàu khu trục hộ tống (Type 056), trực thăng chống ngầm (ASW), tên lửa ngư lôi, máy bay đổ bộ lưỡng cư hạng nặng và tàu ngầm không người lái (UUV), tàu ngầm diesel điện và tàu ngầm nguyên tử.
Trong khói ngụy trang của những công nghệ chiến thuật, các chiến lược gia Mỹ phải đặt sự chú ý vào diễn biến những tin tức của truyền thông đại lục. Cách đây không lâu, Trung Quốc thông báo cáo về việc thành lập một đơn vị cấp chiến dịch chiến thuật mới của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), thực hiện nhiệm vụ trên các máy bay tuần biển tầm xa (MPA) đầu tiên của Trung Quốc, được nâng cấp tối ưu thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm. Theo một bài viết gần đây trên tạp chí Tiềm năng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, PLA đã tổ chức và đưa vào thực hiện nhiệm vụ đơn vị trinh sát đặc biệt, trang bị một số máy bay GX-6 ASW trong hạm đội Nam Hải mùa xuân năm 2018.
Chính vì vậy, Hải quân Trung Quốc cần được trang bị ngay lập tức một máy bay ASW cánh cững lớn Những lợi thế của các máy bay tuần biển chống ngầm loại này, bao gồm tốc độ, tầm bay, tải trọng lớn, các tàu ngầm đối phương gặp khó khăn trong việc ngụy trang và không có khả năng thoát khỏi sự truy đuổi các máy bay này. Các nhà phân tích gọi máy bay tuần biển chống ngầm ASW là sát thủ của tàu ngầm.
Những phân tích gần đây cho biết, GX-6 được trang bị động cơ mới với cánh quạt được thiết kế đặc biệt nhằm tăng hiệu suất động cơ. Phạm vi hoạt động của máy bay trinh sát chống ngầm mới phải đạt đến 5.000km.
Một bộ phận rất độc đáo của máy bay chống ngầm Trung Quốc là phần lồi ra khá lớn ngay dưới buồng lái, lắp đặt một radar trinh sát 360 độ, được thiết kế nhằm phát hiện cột đặc dụng, ống kính tiềm vọng hoặc các phao tàu ngầm.
Trên máy bay tuần biển GX-6 phần đuôi được lắm một thiết bị từ kế, được sử dụng để tìm kiếm các mục tiêu ngầm. Theo từ phân tích của các chuyên gia Trung Quốc, từ kế có thể phát hiện độ biến thiên từ trường, từ đó xác định tàu ngầm ở độ sâu từ 900 đến 1000m. Cho dù tuyên bố này là đúng hay đơn giản là chỉ là một phát biểu mang tính tuyên truyền, trên đồ họa chiếc máy bay này có thể thấy, từ kế là thiết bị chính và độc đáo của thiết kế máy bay chống ngầm.
Bài viết trên tạp chí Tiềm năng Khoa học và Công nghệ lưỡng dụng Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng, những máy bay trực thăng ASW trên chiến hạm Trung Quốc có hiệu quả cao trong các hoạt động tàu ngầm, nhưng phạm vi tìm kiếm hạn chế.
Một chuyên gia Trung Quốc cho rằng, máy bay tuần biển tầm xa ASW được sử dụng để phát hiện tọa độ được cho là có tàu ngầm ban đầu, máy bay trực thăng có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động truy tìm, theo dõi, sẵn sàng thực hiện các hoạt động tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Khả năng được sử dụng trên Biển Đông được đề cập khá rõ ràng, tác giả của bài viết phân tích rằng, sự hiện diện của các máy bay tuần biển chống ngầm cho phép Hải quân Trung Quốc theo dõi chặt chẽ sự hiện diện của các tàu ngầm nước ngoài trong vùng nước này, khiến lực lượng tàu ngầm nguyên tử và diesel điện của các đối thủ tiềm năng mất đi khả năng tấn công bất ngờ vào các chiến hạm nổi của Hải quân Trung Quốc.
Một điều thú vị là sử dụng thiết bị từ kế hiện đại, máy bay tuần biển chống ngầm Trung Quốc cũng cung cấp tín hiệu cho các tàu ngầm hạng nặng như tàu ngầm Mỹ về tình huống đã bị phát hiện và theo dõi. Điều đó sẽ buộc các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, vốn có ưu thế tuyệt đối trên vùng nước này, có thể sẽ phải lùi xa khỏi vùng tấn công hiệu quả của các vũ khí chống ngầm Trung Quốc. Như vậy, hải quân Trung Quốc sẽ có một vùng nước trong, an toàn để triển khai lực lượng tàu ngầm của mình mà không dẫn đến nguy cơ bị tấn công.
Phương thức tác chiến này sẽ giữ bí mật cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo SSBN Trung Quốc, đóng vai trò then chốt trong khả năng răn đe phản kích hạt nhân thứ hai. Sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu kỹ thuật và dự án hoàn thành, GX-6 sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt và quy số lượng của các máy bay chống ngầm sẽ tăng lên đáng kể.
Trong tình huống máy bay tuần biển chống ngầm phối kết hợp với các khả năng chống ngầm khác (ASW) trên không gian, trên không và trên biển mới của Trung Quốc, các tàu ngầm nguyên tử Mỹ đang phải đối đầu với một đối thủ được trang bị tốt trên vùng nước Tây Thái Bình Dương.
Đã từ nhiều thập kỷ, các tàu ngầm nguyên tử Mỹ quen thuộc với những hải trình với khả năng tự do hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối, gần như không bị ngăn cản hoặc bị giám sát, nhưng tình hình đã thay đổi.
Tình huống sẽ đặc biệt khó khăn, khi Trung Quốc tăng cường các máy bay chiến đấu tầm xa trên những căn cứ không quân gần bờ biển, liền kề với khu vực nhạy cảm, đảm bảo ưu thế tuyệt đối trên không trong tình huống căng thẳng ngoại giao, có thể dẫn đến cuộc xung đột.
Ngược lại, máy bay tuần biển chống ngầm ASW Trung Quốc toàn quyền tự do tìm kiếm trong vùng nước được các máy bay tiêm kích, có số lượng rất đông của PLA bảo vệ. Như vậy, lực lượng không quân Trung Quốc bắt đầu làm suy giảm lợi thế tuyệt đối về tàu ngầm của Mỹ trong cuộc chiến tàu ngầm.
Một điểm thú vị ít nhà bình luận quân sự chú ý tới là sự liên kết rõ ràng giữa máy bay tuần biển tầm xa GX-6 với lực lượng răn đe hạt nhân Trung Quốc. Trong các tuyên bố, lên án và cáo buộc, thậm chí các bình luận sâu sắc về những căn cứ, đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp trên rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông, không có chiến lược gia nào đào sâu vào khía cạnh chiến lược hạt nhân của những căn cứ sân bay mới này trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Nhưng có một vấn đề khá hoài nghi về giá trị quân sự thực sự của cái gọi là Vạn lý Trường thành cát này (rất dễ bị san phẳng khi bùng phát xung đột), tác giả bài viết này thừa nhận, các chiến lược gia Trung Quốc có thể đã thành công khi lôi kéo công luận theo một hướng hoàn toàn khác.
#China Navy New Y-8FQ Cub/GX-6 Maritime Patrol Aircraft Operational with #PLAN North Sea Fleet http://t.co/cXW7Pix49Q pic.twitter.com/FE2JrLTb6U
— NavyRecognition (@NavyRecognition) 2 tháng 7, 2015
Nếu thực sự các căn cứ này được xây dựng để phục vụ chiến lược răn đe hạt nhân "phòng thủ ngoài khơi xa" đang phát triển của Trung Quốc. Có thể giải thích được vì sao Bắc Kinh quyết bồi đắp các đảo nhân tạo này bất chấp nhiều vấn đề không thuận lợi trên trường quốc tế và đến nay vẫn chưa triển khai các không đoàn máy bay tiêm kích đánh chặn, mặc dù họ chắc chắn có thể. Nhận biết đầy đủ các ý đồ chiến lược của Bắc Kinh, trong đó có cả chiến lược hạt nhân bị bỏ quên từ lâu, những diễn biến của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, thực trạng Biển Đông có thể giúp Mỹ và đồng minh có được những phản ứng xác đáng, bảo vệ lợi ích của quốc gia và đồng minh.
Lyle J. Goldstein, giáo sư nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ tại Newport, New England