Để làm sáng tỏ vấn đề này, phóng viên Sputnik — Séc đã nói chuyện với Tiến sĩ Luật Petr Markvart. Ông Markvart làm việc cho công ty DEFCON xuất nhập khẩu thiết bị quân sự, công ty này đã được thành lập vào năm 2009.
Đây chủ yếu là các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng — xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BVP-2 đã được sản xuất theo giấy phép của Liên Xô tại các nhà máy Slovakia trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Tức là ở đây nói về các thiết bị quân sự đã được sản xuất 30-35 năm trước đây. Trong một số trường hợp, kỹ thuật này đã được nâng cấp hoặc đã được "Tây phương hóa". Các lực lượng không quân đã từ lâu thảo luận về số phận của các máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24, chỉ được nhập khẩu 10 năm trước (khác với các xe bọc thép) và có thể hoạt động trong 20 năm nữa.
Một vấn đề rất quan trọng là hệ thống phòng thủ tên lửa. Đến nay Séc vẫn chưa thể ký kết hợp đồng với công ty ELTA của Israel về cung cấp radar tầm trung. Do đó Séc buộc phải hoãn lại việc mua các hệ thống phòng không mới vì hợp đồng này phụ thuộc vào việc thực hiện thỏa thuận với Israel. Tất nhiên, phải nhắc đến việc cập nhật dần dần các súng trường tấn công Sa 58, đang trong kho dự trữ của quân đội. Trước đây, Séc đã thay thế các máy bay MiG-21, Su-22 và Su 25 bằng máy bay JAS-39 của Thụy Điển và máy bay L-159 của Séc. Còn các máy bay vận tải Tu-154 và An-26 đã được thay thế bằng Airbus A-319 của Pháp và CASA C-295 của Tây Ban Nha.
Sputnik: Trong thành phần quân đội Séc kỹ thuật của Liên Xô hoạt động có hiệu quả không? Và không đáp ứng những yêu cầu hiện đại nào?
Một số nền tảng hoàn toàn lỗi thời, đặc biệt là hệ thống điều khiển và hệ thống liên lạc. Lý do chính để thay thế thiết bị là các loại kỹ thuật Liên Xô không tương thích với tiêu chuẩn NATO (ở đây không nói về chất lượng, đây là các loại vũ khí được xây dựng theo khái niệm khác). Chính bởi vậy Séc phải nhập khẩu thiết bị từ các nước NATO. Tuy nhiên, có khá nhiều loại thiết bị Liên Xô có thể được "Tây phương hóa" bằng cách khác và không có nhu cầu mua vũ khí mới từ các quốc gia của Liên minh. Trước hết, đây là các máy bay trực thăng Mi-24, có lẽ đây là loại trực thăng chiến đấu thành công nhất. Chúng đã được sử dụng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất và chỉ cần bảo trì tối thiểu. Các phi công và nhân viên trên mặt đất rất thích trực thăng Mi-24. Nếu các máy bày này được nâng cấp thì sẽ nâng tuổi "nghỉ hưu" của chúng thêm hai mươi năm nữa với chi phí tối thiểu! Thay vào đó, Séc xem xét khả năng mua cái gọi là "máy bay trực thăng đa năng" sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ mà trên thị trường phương Tây không có gì tương ứng với nó. Có nguy cơ là những chiếc trực thăng đáng tin cậy này (Mi-24) có thể yểm trợ hỏa lực và có tiềm năng lớn trong các chiến dịch đổ bộ đường không sẽ được thay thế bằng một kiểu trực thăng dân sự màu xanh.
Sputnik: Liệu các loại thiết bị hiện đại của Nga sánh được với các mẫu quốc tế hay không?
Tất nhiên, sánh được. Nga có những loại kỹ thuật quân sự tuyệt vời về nhiều mặt. Một bằng chứng cho điều đó là các cường quốc quân sự như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập mua xe bọc thép và máy bay của Nga, đặc biệt là các hệ thống phòng thủ tên lửa. Cách đây không lâu, Nga đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế với các xe bọc thép trên nền tảng Armata, với máy bay Su-35 và trên hết là Su-57. Đồng thời, việc sử dụng các hệ thống vũ khí Nga dựa trên khái niệm khác, không giống với quan điểm của các chiến lược gia Mỹ và NATO. Các thiết bị quân sự của Nga được thiết kế để bảo vệ lãnh thổ và không phận, trừ tên lửa liên lục địa và máy bay ném bom chiến lược (thuộc nhóm vũ khí tấn công). Để so sánh tôi xin nhắc nhở về mười nhóm tàu sân bay Mỹ, về sự phát triển không ngừng của các nhóm đặc nhiệm và những xu hướng khác mà các quốc gia thành viên NATO bị ám ảnh theo nghĩa đen. Những ví dụ này cho thấy rõ rằng, NATO thậm chí không thảo luận vấn đề hình thành lực lượng phòng thủ, ngược lại, họ đang thành lập các lực lượng tấn công.