"Lấy phiếu tín nhiệm có thể phát hiện cán bộ giàu bất thường"

© Ảnh : Bình Minh/VOVGS Hoàng Chí Bảo
GS Hoàng Chí Bảo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
VOV có bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, thông qua bản đánh giá cá nhân, người “chấm điểm” tín nhiệm cũng có thể phát hiện được cán bộ nào giàu nhanh bất thường.

Theo VOV, chương trình nghị sự của Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị Trung ương 9 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 để lấy phiếu tín nhiệm đối với các Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, các đồng chí thường trực cấp uỷ các cấp. Việc lấy phiếu tín nhiệm này được tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn.

Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
‘Quan chức giàu ở Việt Nam rất nhiều’

Lấy phiếu tín nhiệm: Cơ hội để cán bộ tự soi, tự sửa mình

Việc lấy phiếu tín nhiệm xuất phát từ yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát trong nội bộ Đảng cũng như tăng cường việc đánh giá công khai minh bạch, khách quan đối với các thành viên trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là một chủ trương rất hợp lòng dân.

Theo GS Hoàng Chí Bảo — nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng là một dịp rất tốt để mỗi cán bộ tự nhìn nhận, tự xem xét mình. Trên cơ sở kết quả đánh giá tín nhiệm, mỗi người cũng sẽ có điều kiện phát huy những ưu điểm, những mặt tích cực đã được ghi nhận và cũng tự soi, tự sửa mình. Với những người tín nhiệm thấp cũng coi đây là một sự thức tỉnh, cảnh tỉnh để không ngừng vươn lên, tự mình nghiêm khắc trong việc chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.

"Tôi tin chủ trương lấy phiếu tín nhiệm sẽ là một động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cũng để cho nhân dân thấy được quyết tâm chính trị của toàn Đảng trong việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng chính trị, tổ chức, đặc biệt là về đạo đức" — GS Hoàng Chí Bảo cho biết.

Tuy nhiên, theo Giáo sư, người phương Đông vốn nặng tình cảm, có những trường hợp còn cả nể, thương người, thậm chí còn ghen ghét, đố kị nhau, ít nhiều ảnh hưởng tới việc "chấm điểm" tín nhiệm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
"Không tự dưng một số Bộ trưởng bị nhiều phiếu tín nhiệm thấp như vậy!"
Để hạn chế đến mức tối đa những tiêu cực đó, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương phải thật sâu sát, trong đó có cả giáo dục nhận thức để làm cho từng thành viên thể hiện trách nhiệm của mình, cho việc tự đánh giá về mình, đánh giá đồng chí mình trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình, quang minh chính đại, không để những riêng tư, cá nhân xen kẽ vào, khiến việc đánh giá trở nên không chính xác.

"Tập thể sáng suốt, vững mạnh, có sức chiến đấu thì việc cả nể, ghen ghét hay đố kị nhau trong lấy phiếu tín nhiệm có thể ngăn chặn được".

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở để lựa chọn, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, là một giải pháp chuẩn bị nhân sự cho khóa sau. Qua việc đánh giá này cũng làm cho chúng ta thấy rõ thực chất về chất lượng của đội ngũ cán bộ, cả tập thể lãnh đạo lẫn từng cá nhân để có biện pháp chấn chỉnh, tu dưỡng rèn luyện nghiêm túc, siết chặt kỷ luật kỷ cương của Đảng để đảm bảo người đã ở cương vị lãnh đạo cấp cao thực sự là những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và tài năng.

"Nghị quyết Trung ương 8 vừa qua đã nêu một tư tưởng rất mới đó là tự xem xét, tự đánh giá mình, nếu tự nhận thấy không còn xứng đáng nữa thì tự nguyện từ chức, rút lui, đừng đợi phải xử lý kỷ luật. Đó là một sự thức tỉnh, là biểu hiện của việc càng ngày chúng ta càng tiến gần tới văn hóa chính trị của Đảng: đoàn kết, thanh khiết, chân chính, liêm chính rất cần cho người lãnh đạo"- GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Phát hiện được cán bộ giàu lên bất thường

Hội nghị T.Ư 8 dự kiến sẽ ban hành quy định mới về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên T.Ư Đảng - Sputnik Việt Nam
Lấy phiếu tín nhiệm không phải để “hạ ngay” cán bộ
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn-Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Đảng coi việc lấy phiếu tín nhiệm là một trong các kênh quan trọng để đánh giá cán bộ. Kênh này quan trọng ở chỗ, nó làm cho những người có trách nhiệm không chỉ có điều kiện để đánh giá đúng mà còn khách quan, vô tư, công tâm hơn vì rất ít chịu sự chi phối của các mối quan hệ khác.

Theo quy định, cá nhân nào có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch, xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp; Những cá nhân nào có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác. Song, việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một trong các kênh để tham khảo chứ không phải là kênh duy nhất để đánh giá cán bộ, với mục tiêu để mỗi cán bộ tự giác rèn luyện, hoàn thiện mình là chính.

Nhấn mạnh việc cá nhân nào có quyền lực đều phải chịu sự giám sát hoặc kiểm soát quyền lực, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, thông qua bản đánh giá cá nhân, người "chấm điểm" tín nhiệm cũng có thể phát hiện được cán bộ nào giàu nhanh bất thường, vợ con, anh chị em ruột có tham gia vào việc làm ăn phi pháp hay không.

"Nếu có việc này thì người đó sẽ có phiếu tín nhiệm thấp. Rõ ràng, uy tín có được từ rất nhiều khâu và có những người ghi phiếu hoàn toàn có thể cảm nhận được, mặc dù chưa có đoàn kiểm tra nào kết luận cả"- ông Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ.

Ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Bỏ phiếu tín nhiệm để sửa cán bộ
Theo đó, để phiếu tín nhiệm được đánh giá khách quan, công tâm, vô tư thì mỗi người ghi phiếu phải có trách nhiệm, có tri thức đánh giá cán bộ. Tri thức đánh giá đó dựa ở tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; căn cứ vào hướng dẫn số 11 về giới thiệu cán bộ vào Trung ương… để "chấm điểm" các chức danh cụ thể.

"Với cán bộ cấp cao của Đảng cần hết sức thận trọng, bởi đây là những người liên quan đến vận mệnh đất nước. Cho dù việc đánh giá bằng phiếu tín nhiệm là kênh để tham khảo nhưng nó vẫn là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của người lãnh đạo đó" — PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn cho biết.

Cần có văn hóa từ chức

Trong nhiều trường hợp, việc lấy phiếu tín nhiệm còn mang cảm tính, không thực chất, như có người đứng đầu đơn vị hôm trước được khen thưởng, hôm sau bị kỷ luật mà trước đó lấy phiếu tín nhiệm chiếm tỷ lệ cao. Suy cho cùng, việc đánh giá cán bộ, lấy phiếu tín nhiệm, thậm chí bầu cử cán bộ có lúc chưa đúng, chưa trúng là do 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do động cơ "yêu nên tốt, ghét nên xấu"; Thứ hai là do dũng khí, tư chất và khả năng đánh giá cán bộ của mỗi người.

© Ảnh : Trọng Phú/ VOVPGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn - Sputnik Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước. - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư nói về vụ ông Chu Hảo: "Kỷ luật một vài người để cứu muôn người"
Do đó, để việc đánh giá cán bộ trở nên thực chất, phải "đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương" theo đúng tinh thần nghị quyết Ban Chấp hành TW lần thứ bầy khóa XII."Đánh giá cán bộ là khâu khó nên là khâu yếu qua nhiều nhiệm kỳ vì nó dễ bị chi phối bởi cá nhân chủ nghĩa nên cần có cách làm thận trọng, tư duy khoa học và triển khai tốt các khâu theo đúng Hướng dẫn thì chúng ta sẽ có thêm thông tin để việc đánh giá khách quan hơn" — ông Nguyễn Minh Tuấn nói.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, cán bộ bị tín nhiệm thấp, không làm được việc, để lại hậu quả nặng nề cho ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, nếu là người có trách nhiệm cao thì nên từ chức để cho những người có năng lực hơn thay thế mình. Văn hóa từ chức rất cần đối với mỗi người khi không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Để có văn hóa từ chức cần có quá trình, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ và bản thân cán bộ bị tín nhiệm thấp chủ động từ chức. Nếu không còn cơ hội sửa chữa mà cán bộ vẫn ì ạch thì lãnh đạo cấp trên cũng phải "vỗ vai" cán bộ để nhắc nhở. Phải có biện pháp từ tổ chức thì cán bộ mới từ chức trong văn hóa, để mọi thứ ổn định và ngành, lĩnh vực đó phát triển. Về mặt xã hội nên khuyến khích, ủng hộ và trân trọng những người đã chủ động từ chức.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала