Dự án đường sắt tốc độ cao của Việt Nam: Hà Nội - TP.HCM chỉ còn 5 giờ 17 phút

© AFP 2023Đường sắt tốc độ Nhật Bản
Đường sắt tốc độ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo tính toán của tư vấn, nếu chạy tàu với tốc độ 320km/h, dừng tàu tại mỗi ga 2 phút, thời gian chạy toàn tuyến từ Hà Nội đến TP.HCM hết 5 giờ 17 phút (tàu đỗ ít ga) và 6 giờ 50 phút (tàu đỗ nhiều ga), báo Tuổi trẻ cho biết.

Thông tin từ Ban quản lý dự án đường sắt cho biết đơn vị này vừa trình hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc — Nam.

Khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM với 4 mặt tiền đã được Sabeco “bán” rẻ cho ba công ty tư nhân - Sputnik Việt Nam
Phó ban quản đường sắt đô thị TP.HCM đi Hoa Kỳ khi chưa được phép

Báo cáo có kế thừa báo cáo năm 2010 và kết hợp với các kết quả nghiên cứu từ sau năm 2010 đến nay, cập nhật, phân tích các dữ liệu về kinh tế — xã hội nước ta cũng như đường sắt tốc độ cao trên thế giới.

Vốn nhà nước chiếm 80%, tư nhân 20%

Theo đó, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc — Nam có chiều dài 1.559km đi qua 20 tỉnh thành, từ Bắc vào Nam bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên — Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.

Dự án có điểm đầu tại ga Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Trong tổng số 1.559km đường sắt, có 60% chiều dài đi trên cầu, 10% chiều dài đi trong hầm, 30% đi trên nền đất.

CRH high-speed train leaves the Beijing South Station for Shanghai during a test run on the Beijing-Shanghai high-speed railway in Beijing, China - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Giấc mơ "ăn sáng Hà Nội, ăn tối Sài Gòn" sẽ thành sự thật?
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến gần 1,35 triệu tỉ đồng (hơn 58,7 tỉ USD). Trong đó, giai đoạn 1 là hơn 567 ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2 trên 783 ngàn tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng 2,23 tỉ USD, chi phí xây dựng và thiết bị 43,35 tỉ USD, chi phí quản lý, tư vấn và chi phí khác 4,36 tỉ USD…

Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với nguồn vốn nhà nước không dưới 80% tổng mức đầu tư, 20% là vốn tư nhân.

Từ Hà Nội đến TP.HCM: chỉ còn 5 giờ 17 phút

Giai đoạn 1 của dự án (2020-2030) sẽ đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội — Vinh (dài 282,65km) và Nha Trang — TP.HCM (dài 362,15km).

Giai đoạn 2 (2030-2045) đầu tư xây dựng đoạn Vinh — Nha Trang (dài khoảng 901km), trong đó đoạn Vinh — Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng — Nha Trang hoàn thành năm 2045.

Về quy mô đầu tư, dự án thực hiện xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi, khổ đường tiêu chuẩn 1.435mm, điện khí hóa, chỉ vận chuyển hành khách. Tốc độ thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h.

Toàn tuyến có 24 ga và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng. Đoàn tàu được đề xuất là loại tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán (EMU). Công nghệ tín hiệu điều khiển được để xuất sử dụng công nghệ tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vay vốn Trung Quốc phải sống chung với "tham nhũng vặt" và sự dối trá
Theo tính toán của tư vấn, nếu chạy tàu với tốc độ 320km/h, dừng tàu tại mỗi ga 2 phút, thời gian chạy tàu đoạn Hà Nội — Vinh hết 1 giờ 20 phút; đoạn TP.HCM — Nha Trang 1 giờ 35 phút; đoạn Hà Nội — Đà Nẵng 2 giờ 24 phút.

Thời gian chạy toàn tuyến từ Hà Nội đến TP.HCM hết 5 giờ 17 phút (tàu đỗ ít ga) và 6 giờ 50 phút (tàu đỗ nhiều ga).

Không bị tác động quá lớn đến nợ công

Tư vấn nhận định phần đầu tư cho thiết bị và một số chi phí quản lý vận hành khai thác từ khối tư nhân khoảng 10% đến 20% tổng mức đầu tư dự án (6-12 tỉ USD), Nhà nước sẽ đầu tư tối thiểu 80% tổng mức đầu tư (52-47 tỉ USD).

Phần vốn đầu tư của Nhà nước ước tính chiếm khoảng 7-10% vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giai đoạn 2020-2030 và khoảng 7-7,6% cho giai đoạn 2030-2040.

Nếu tính tỉ lệ GDP, mức đầu tư cho dự án chiếm tỉ lệ khoảng 0,4 — 0,55% cho giai đoạn 2020-2030 và khoảng 0,35 — 0,4% cho giai đoạn 2030-2040.

"Như vậy, có thể thấy đến các giai đoạn này, với tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam thì có thể tập trung huy động vốn đầu tư cho dự án mà không bị tác động quá lớn đến việc phân bổ vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như đầu tư toàn xã hội và nợ công của quốc gia" — tư vấn đánh giá.

Trong báo cáo, tư vấn tính toán nhu cầu về nhân lực cho hệ thống đường sắt tốc độ cao cần đào tạo khoảng 13.773 nhân lực cho các chuyên ngành.

Tàu đường sắt - Sputnik Việt Nam
Khi nào người dân được sử dụng metro?
Theo kế hoạch của Bộ GTVT, sau khi cơ quan này thẩm định sẽ trình Hội đồng thẩm định nhà nước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc — Nam để hội đồng tổ chức thẩm định dự án từ tháng 12-2018 đến tháng 4-2019.

Từ tháng 5 đến tháng 7-2019, Bộ GTVT sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền rồi hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Chính phủ vào tháng 8-2019. Trên cơ sở đó, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Chính phủ vào tháng 8-2019.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp tháng 10-2019.

Báo cáo dự án tiền khả thi được lập bởi liên danh tư vấn Tổng công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải (TRICC), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDISOUTH) và tư vấn của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản — JICA, hỗ trợ những nội dung chuyên đề chuyên sâu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала