Người Mỹ đã có sách lược "ngoại giao pháo hạm", tức dùng "cây gậy" để trấn áp, thì có lẽ nào một "cuộc chiến" thương mại lại không xảy ra điều đó.
Thông điệp của Tổng bí thư — Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện 2 điểm nóng có thể xảy ra đối đầu quân sự Mỹ-Trung đó Đài Loan và Biển Đông là hệ quả lây lan tất yếu từ đối đầu thương mại sang quân sự.
Mỹ đang làm gì?
Để triển khai, hỗ trợ cho cuộc chiến thương mại Trung — Mỹ, Mỹ dựa vào ưu thế quân sự của mình đã nhằm vào 2 điểm nhạy cảm để gây áp lực với Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại sắp xảy ra…
Trên Biển Đông, ngày 7/1, Mỹ cho tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS McCampell tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Cây, Lincoln và Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm trái phép năm 1974).
Đây là hành động "leo thang" của Mỹ với Trung Quốc, bởi thay vì trước đây, tàu Hải quân Mỹ chỉ xuất hiện quanh khu vực quần đảo Trường Sa, khu vực được xác định là khu vực tranh chấp, thì nay tại Hoàng Sa.
Chính vì thế, việc Mỹ cho khu trục hạm USS McCampell tự do đi lại trong khu vực này là sự "thách thức tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc", tức là Mỹ coi tuyên bố "đường chính khúc" của Trung Quốc không có giá trị nên Trung Quốc phản đối…
Về vấn đề này lập trường, quan điểm của Mỹ không chỉ phù hợp với tự do hàng hải quốc tế, lợi ích của Việt Nam mà còn là của Philipines, Malaysia và Brunei (4 nước có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông).
Trên eo biển Đài Loan, ý đồ của Mỹ trong vấn đề Đài Loan là điều khiến Trung Quốc tức tối và phản ứng quyết liệt nhất…
Trong năm 2018, thực hiện "tự do hàng hải" Ấn Độ — Thái Bình Dương Mỹ đã 2 lần cho hải quân đi qua eo biển Đài Loan với tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
"Các tàu chiến Mỹ di chuyển qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển và bay ở bất cứ khu vực nào được luật quốc tế cho phép…"
Đây là hành động can thiệp chủ quyền trực tiếp của Mỹ vào nguyên tắc "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan.
Và Trung Quốc?
Trong tình thế cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sắp xảy ra (đã ngưng chiến sau "hiệp đấu" đầu), thông điệp của Tổng bí thư-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu rõ rằng, sẽ không từ bỏ dùng vũ lực để thu phục Đài Loan nếu Đài Loan không chấp nhận "một nước 2 chế độ" và yêu cầu quân đội chuẩn bị cho chiến tranh.
Tuyên bố của Tập Cận Bình có lẽ chưa đủ "đô" với các thế lực "diều hâu" nên thiếu tướng La Viện còn tuyên bố sẵn sàng đánh chìm 2 tàu sân bay Mỹ, diệt hơn 10.000 lính Mỹ để buộc Mỹ khiếp sợ, ngồi vào bàn đàm phán…
Rõ ràng là, chuẩn bị cho cuộc đàm phán thương mại Trung — Mỹ sắp xảy ra thì Mỹ đã gây sức ép mạnh mẽ với Trung Quốc đã khiến cho Biển Đông và eo biển Đài Loan nóng lên…ngược lại Trung Quốc cũng răn đe phá hoại chiến lược của Mỹ.
Trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi thống nhất Đài Loan theo nguyên tắc "một Trung Quốc 2 chế độ" thì người đứng đầu Đài Loan, bà Tống Anh Văn khẳng định, hòn đảo này sẽ không chấp thuận việc dàn xếp chính trị theo hướng "một quốc gia, hai chế độ" với Trung Quốc.