Trung Quốc phô trương các chiến hạm trên Vịnh Thái Lan

© REUTERS / Kim Kyung-Hoonquốc kỳ Trung Quốc
quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào những ngày 9-12 tháng 1, các chiến hạm của Hải quân Trung Quốc gồm hai tàu hộ vệ tên lửa Wuhu và Handan và tàu tiếp tế Dongpinghu cập cảng biển chính của Campuchia - Sihanoukville.

Đây là chuyến thăm hữu nghị thứ tư của Hải quân Trung Quốc tới Campuchia trong những năm gần đây. Trong bối cảnh mối quan hệ quân sự giữa hai nước phát triển mạnh mẽ đã xuất hiện nhiều đồn đoán Bắc Kinh đang xây căn cứ hải quân mới ở Vịnh Thái Lan.

hải quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Campuchia không cho phép Trung Quốc xây căn cứ hải quân trên lãnh thổ
Những đồn đoán như vậy càng gia tăng trong khi mối quan hệ kinh tế và quân sự của Trung Quốc với Campuchia đang phát triển tích cực. Truyền thông phương Tây đưa tin rằng, vào tháng 11 năm ngoái, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã gửi thư tới Thủ tướng Campuchia Hun Sen về chủ đề này. Phát biểu về vấn đề này, người đứng đầu chính phủ Campuchia tuyên bố, Campuchia không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat, "mục đích chuyến thăm của đoàn tàu Trung Quốc là nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác quốc phòng". Đồng thời, ông đã bác bỏ những đồn đoán về việc chuyến thăm của các tàu chiến Trung Quốc tới Sihanoukville thể hiện "ảnh hưởng của Trung Quốc".

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vladimir Yevseyev lưu ý rằng, nếu không có nhu cầu cấp bách, Trung Quốc sẽ không xây dựng một căn cứ hải quân mới. Hơn nữa, từ quan điểm chiến lược quân sự, những căn cứ như vậy là khá cần thiết gần các căn cứ của Hoa Kỳ. Ví dụ, ở Djibouti. Về mặt này, căn cứ ở Campuchia không có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, rất có thể Trung Quốc sẽ có nhu cầu tạo ra những điểm bổ sung cho các kho dự trữ vật chất và kỹ thuật vì Hải quân Trung Quốc đang mở rộng dần sự hiện diện trong các đại dương của thế giới:

Trung Quốc đang chế tạo ba tàu sân bay. Đến năm 2025, họ có thể tạo ra bốn nhóm tàu sân bay. Trong khi đó hiện nay Hoa Kỳ chỉ có sáu nhóm. Sự hiện diện toàn cầu của Hải quân Trung Quốc đòi hỏi phải thiết lập các căn cứ hậu cần. Về mặt này Campuchia là thuận tiện cho sự hiện diện ở Ấn Độ Dương. Đồng thời, có chú ý đến các mối quan hệ phức tạp với Việt Nam, sự hiện diện của hạm đội Trung Quốc tại Campuchia cũng đáp ứng lợi ích của nước này.

Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc là bạn thân nhất của Campuchia?
Đầu tháng 3 năm 2018, 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ đã thả neo ở cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Trung Quốc đã đáp trả bằng cuộc tập trận chung với Campuchia. Cuộc tập trận "Rồng Vàng" đã kéo dài 17 ngày gần Phnom Penh.

Đầu năm 2019, Vương quốc Anh công bố kế hoạch tạo ra một căn cứ hải quân mới ở Đông Nam Á. Singapore và Brunei là các địa điểm có thể triển khai căn cứ này. Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Vladimir Yevseyev không loại trừ rằng, chuyến thăm của các chiến hạm Trung Quốc tới Sihanoukville là "để đáp trả cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ". Sự cạnh tranh giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Hoa Kỳ sẽ tăng cường, vì vậy Trung Quốc sẽ cố gắng tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để kiềm chế Hoa Kỳ và đáp trả những hành động của các đồng minh của họ, bao gồm cả Vương quốc Anh, — chuyên gia Nga kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала