Đi 10km bị “chặt chém” 500.000 đồng: "Không chỉ xin lỗi là xong!"

© AFP 2023 / Roberto SchmidtTạo dáng trên xe máy, Hà Nội
Tạo dáng trên xe máy, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu người “chặt chém” khi bị phát hiện thì xin lỗi và trả lại tiền là xong thì rất khó để hạn chế tệ nạn xấu xí này, vì như thế là đang dung dưỡng cho nạn chặt chém có đất sống… VOV có bài bình luận.

Trong những ngày gần đây, dư luận lại bức xúc về việc lái xe ôm của hãng xe Văn Minh chặt chém du khách.

̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đi xe ôm 10km hết 600.000 đồng ở Hà Nội: Bất ngờ lý do của tài xế

Chuyện chặt chém, ép khách du lịch từ lâu đã là "chuyện cơm bữa" ở Việt Nam và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vì thế, sẽ rất khó có một môi trường du lịch "sạch" đúng nghĩa, thu hút du khách nếu không dẹp được tệ nạn này.

Ở Hà Nội, nếu phát hiện khách du lịch "ngoại", khách vãng lai, hay thậm chí là người ở Hà Nội nhưng có vẻ "ngu ngơ" về đường sá thì khả năng bị taxi, xe ôm "chặt chém" là rất cao.

Tôi ở Hà Nội đến nay gần 30 năm, nhưng nhiều lần vẫn phải chịu nạn "chặt chém" như thường nếu sơ xuất. Có lần, một nhóm bạn người Hàn Quốc đi taxi đến đón tôi ở Bà Triệu. Gặp họ, tôi chào hỏi bằng tiếng Hàn nên lái xe taxi không biết tôi là người Việt Nam.

Trên xe chúng tôi mải trò chuyện, tự nhiên tôi nhìn sang bên đường thì thấy mình đi đã được 30 phút mà xe mới di chuyển được từ Bà Triệu đến Phan Bội Châu, quãng đường thực tế chưa đầy 2km. Lúc này tôi mới lên tiếng, anh lái xe taxi giật mình "em tưởng trên xe toàn khách Hàn".

Grabbike - Sputnik Việt Nam
Cô gái phải trả 600k xe ôm cho đoạn đường 10km
Một lần khác, gia đình tôi đi chơi ở hồ Hoàn Kiếm, lúc về không may trời đổ mưa, có rất đông người muốn bắt taxi để nhanh chóng về nhà. Có khá nhiều xe taxi đi qua, nhưng khi hỏi giá thì họ đều nói là trời mưa nên giá sẽ tính theo gói, không theo km. Rất nhiều người ra xe hỏi giá, rồi lại lắc đầu quay vào đợi tiếp vì giá đã bị "hét" lên gấp 3-4 lần bình thường.

Quãng đường từ Bờ Hồ về đến nhà tôi chưa đầy 5km cũng được hét giá lên 200.000 đồng. Tôi không ngại trả 200.000 đồng cho họ nhưng muốn "tẩy chay" với nạn chặt chém xấu xí nên quyết định không đi. Đến khi có một xe đồng ý tính theo đồng hồ km, nhưng khi về đến nhà tôi, đồng hồ tính tiền đã lên tới 150.000 đồng, trong khi bình thường tôi chỉ đi hết khoảng 50.000-60.000 đồng.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp mà lái xe chặt chém khách diễn ra hàng ngày, hàng giờ ngay tại Thủ đô văn minh. Nạn "chặt chém" tràn lan đến nỗi nhiều người đi xe ôm, taxi mặc dù có đồng hồ tính km nhưng đều phải "mặc cả" trước.

Cũng đã xảy ra trường hợp lái xe, xích lô chặt chém khách du lịch nước ngoài đến nỗi người đứng đầu ngành Du lịch phải đến tận nơi ở của du khách để xin lỗi. Nhưng thực tế đây chỉ là giải pháp tình thế, nếu không có giải pháp mạnh và đồng bộ thì khó có thể hạn chế được nạn chặt chém đang lan thành dịch như hiện nay. Và quan trọng, cần phải có giải pháp để giáo dục, ngăn chặn từ ý thức của người dân, nhất là những người tham gia trực tiếp vào môi trường du lịch, trong đó có lái xe taxi, xe ôm…

Người trả tiền âm phủ cho du khách nước ngoài - Sputnik Việt Nam
Công an Hà Nội công bố danh tính người trả tiền âm phủ cho du khách nước ngoài
Trước hết, các công ty taxi, xe ôm khi tuyển đầu vào, ngoài việc quan tâm đến bằng lái, sức khỏe, khả năng làm việc của đối tượng được tuyển dụng, cần quan tâm đến đạo đức, ý thức của họ cũng như tổ chức các khóa tập huấn về đạo đức nghề nghiệp. Làm nghề nào cũng thế, khi người làm nghề có lòng tự trọng thì chắc chắn sẽ hạn chế được những hậu quả đáng tiếc. Và đây cũng là cách tốt nhất để công ty, đơn vị chủ quản giữ chữ tín với khách hàng.

Và nếu đã có vi phạm, trong đó có việc chặt chém khách, thì tùy theo mức độ có thể chấm dứt hợp đồng, xử phạt hành chính, phạt nặng bằng tiền, nếu nặng hơn có thể tính đến chuyện tước bằng lái. Có như thế mới đủ tính răn đe, còn nếu chỉ đơn giản bằng việc xin lỗi và trả lại tiền, xong hòa cả làng thì rất khó để hạn chế tệ nạn xấu xí này.

Khi đi du lịch ở Singapore, ấn tượng đầu tiên với hầu hết du khách, Singapore là một đất nước "cực sạch". Ở đường, trong tàu điện ngầm hiếm có rác thải, dù chỉ là những cọng rác rất nhỏ. Và lý do chính là Singapore phạt rất nghiêm các trường hợp sai phạm, ví dụ chỉ cần vứt kẹo cao su ra đường cũng có thể phải nhận mức phạt lên đến 500-1.000 USD Singapore (khoảng 8-17 triệu đồng). Nếu bị phát hiện không xả nước sau khi đi vệ sinh ở nơi công cộng có thể bị phạt tới 150 USD Singapre. Còn mọi hành vi xả rác bừa bãi (kể cả khạc nhổ) có thể bị phạt tới 1.000 USD Singapore, thậm chí là phạt lao động công ích….

Tài xế taxi kéo lê thiếu tá công an bị tạm giữ - Sputnik Việt Nam
Nữ du khách "Tây" bắt taxi, tài xế giật điện thoại, kéo lê nạn nhân giữa phố Hà Nội
Còn ở Việt Nam, tại sao người dân lại có thói quen xả rác bừa bãi ra đường, sẵn sàng chèo kéo, chặt chém du khách? Phải chăng là do chúng ta chưa có "thuốc" mạnh đặc trị căn bệnh bấy lâu nay đang bị nhờn thuốc?

Không nói đâu xa, ngay như ở Nam Ninh (Trung Quốc) là tỉnh biên giới giáp Việt Nam nhưng môi trường du lịch cũng đáng để học hỏi. Chúng tôi có dịp đi học ở đây gần 10 ngày và trong những ngày đó, khi đi taxi từ chỗ ở đến nơi học, dù là tài xế nào của hàng taxi nào thì số tiền gần như không thay đổi, không có chuyện lái xe vòng vèo để "kiếm thêm", chặt chém khách.

Vì thế, để dần dần đẩy lùi nạn chặt chém, chèo kéo khách, cần phải có những liều thuốc mạnh. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành du lịch mà cần sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành và cả xã hội, nhất là ý thức của mỗi người dân.

Đừng bao giờ im lặng trước tệ nạn này, vì như thế sẽ là dung dưỡng để nạn chặt chém có đất sống. Chỉ có như vậy mới ngày càng làm cho môi trường du lịch ở Việt Nam trở nên thanh sạch, là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала