Chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Mỹ có ý nghĩa gì đối với Nga và Trung Quốc?

CC BY 2.0 / U.S. Missile Defense Agency / GMD_FTG_06b_10Thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền của Hoa Kỳ. Ảnh lưu trữ
Thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền của Hoa Kỳ. Ảnh lưu trữ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào tuần trước Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược phòng thủ tên lửa được tân trang của Mỹ. Tài liệu Đánh giá phòng thủ tên lửa (Missile Defense Review) phân tích các mối đe dọa hiện có và tiềm năng và vạch ra các hướng chính trong quá trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc thực hiện chiến lược mới của Mỹ chắc chắn sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang trong không gian. Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đánh giá ý nghĩa của tài liệu mới này đối với Nga và Trung Quốc, mà trong đó Mỹ gọi hai quốc gia này là mối đe dọa tên lửa.

THAAD - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia phương Tây gọi báo cáo phòng thủ tên lửa của Mỹ là phản tác dụng
Đánh giá phòng thủ tên lửa là một tài liệu mang tính cương lĩnh, liên kết chính sách phòng thủ tên lửa của Mỹ với các tài liệu chiến lược của Chính quyền Trump được phát hành trước đó (Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược quốc phòng, Đánh giá chính sách hạt nhân). Tài liệu này đã được phát triển trong thời gian dài — tài liệu trước đó có tên Đánh giá phòng thủ chống tên lửa đạn đạo — đã được công bố vào năm 2010. Kể từ đó, nhiều thứ đã thay đổi — lập trường của Hoa Kỳ trở nên cứng rắn hơn. Trong tài liệu mới, Mỹ nói rất rõ về các mục tiêu trong chính sách phòng thủ tên lửa.

Trước đây Hoa Kỳ đã tập trung chú ý đến Iran và Bắc Triều Tiên, gọi hai nước này là mối đe dọa tên lửa chính. Đồng thời, Hoa Kỳ đã nói về sự cần thiết phải thiết lập đối thoại và hợp tác với Nga và Trung Quốc trong vấn đề phòng thủ tên lửa. Cả Matxcơva và Bắc Kinh đã không tin vào điều đó bởi vì khả năng thực sự của Iran và CHDCND Triều Tiên chưa bao giờ sánh được với quy mô chi tiêu của Mỹ cho các chương trình phòng thủ tên lửa.

vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia nhận xét về khái niệm phòng thủ tên lửa mới của Mỹ
Mặc dù đã có sự ồn ào xung quanh chương trình tên lửa của Bắc Triều Tiên vào những năm 2016-2017, Bình Nhưỡng vẫn không thể thực hiện chu kỳ thử nghiệm đầy đủ của ít nhất một loại tên lửa liên lục địa. Iran vẫn còn vô cùng xa với việc sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bay đến Hoa Kỳ.

Trong chiến lược phòng thủ tên lửa được tân trang của Mỹ, Washington gọi Nga và Trung Quốc là mối đe dọa tên lửa. Hoa Kỳ nói công khai về việc triển khai các công việc tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm chống lại các hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược mà chỉ có Matxcơva và Bắc Kinh hiện có, trong khi Iran và CHDCND Triều Tiên chưa có khả năng chế tạo những hệ thống tương tự. Ở đây nói về những tên lửa liên lục địa đa đầu đạn phân hướng và tên lửa với đầu đạn lượn (glider warhead) siêu thanh, như Avangard của Nga đã được đưa vào sản xuất.

Đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc, Hoa Kỳ lưu ý rằng, Trung Quốc có khả năng đánh vào Mỹ bằng 125 đầu đạn hạt nhân và sở hữu 75-100 quả  tên lửa đạn đạo liên lục địa và 4 tàu ngầm tên lửa hạt nhân với 48 quả tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong tổng số 125 quả đầu đạn của Trung Quốc, đa số quả chỉ có thể tấn công vào những phần đất Hoa Kỳ như Alaska, đảo Guam và Hawaii.

vệ tinh - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia bình luận về khả năng triển khai vệ tinh phòng thủ tên lửa của Mỹ trong vũ trụ
Trung Quốc vẫn còn thua xa Nga, nước đã triển khai 1.550 đầu đạn chiến lược. Vì thế, mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tên lửa đang được phát triển ở Mỹ ngày càng gay gắt đối với Trung Quốc. Chúng ta đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp tên lửa Trung Quốc, Bắc Kinh đang phát triển các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm tên lửa hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.

Trong khuôn khổ chiến lược phòng thủ tên lửa được tân trang, Mỹ có thể tăng cường các hoạt động nhằm tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa trong không gian, bao gồm các hệ thống chặn tên lửa ngay từ giai đoạn phóng. Có thể lưu ý rằng, chính bởi vậy Nga và Trung Quốc có đủ cơ sở để cải thiện các biện pháp đối phó, chẳng hạn như tạo ra tên lửa siêu thanh bay với tốc độ cao trong bầu khí quyển. Hơn nữa, những khoản đầu tư vào các loại vũ khí chống vệ tinh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Trong điều kiện mới, việc sở hữu những vũ khí này trở thành một nhu cầu thiết yếu. Như dự kiến, các loại vũ khí đó sẽ trở thành phổ biến.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала