Và vào ngày 9 tháng 1 năm mới, người đứng đầu của bang Johor Bahru Osman Sapian đã cố ý thực hiện một chuyến du ngoạn bằng thuyền đến vùng biển tranh chấp này.
Tuy nhiên, cuộc xung đột không chỉ ảnh hưởng đến sự mở rộng vùng biển mà còn cả trên không phận. Vào tháng 12, chính quyền Malaysia đã phản đối việc lắp đặt hệ thống dẫn đường hàng không mới tại sân bay Seletar của Singapore, bao phủ hoạt động trên cả không phận Malaysia và bị cáo buộc ảnh hưởng tới việc xây dựng các tòa nhà chọc trời ở Johor Bahru.
Hiện nay, quan hệ giữa Singapore và Malaysia đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong 20 năm qua, tờ South China Morning Post viết, có tham chiếu tới ý kiến của các chuyên gia độc lập.
Biên giới hiện tại giữa Singapore và Malaysia đã được đồng ý xác lập vào năm 1999. Và cho đến năm ngoái, chính quyền Malaysia đã không đưa ra bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến biên giới với Singapore. Chuyện gì đã xảy ra?
Một số nhà quan sát cho rằng người Malaysia, vì ghen tị khi đối mặt với những thành tựu kinh tế của Singapore, đã quyết định tạo ra vấn đề cho nước này. Trong bối cảnh tương tự, xuất hiện ý định của Malaysia tăng giá nước mà Singapore nhận được từ quốc gia láng giềng.
Tôi không chắc rằng cảm xúc ghen tị "xô đẩy" chính phủ Malaysia đến những hành động nói trên. Nhưng thực tế là tuyên bố của Malaysia có lý do nội bộ rõ ràng. Chính phủ mới do Mahathir Mohamad đứng đầu "thừa kế" từ chế độ tham nhũng của Najib Razak một đất nước đang rơi vào trong tình trạng khủng hoảng kinh tế. Các biện pháp được thực hiện bởi chính phủ mới vẫn chưa mang lại kết quả rõ rệt và chưa nhận được sự ủng hộ nhất trí từ những người dân thường Malaysia. Làm thế nào để có được lòng tin từ phía nhân dân? Cách tốt nhất là tìm một kẻ thù bên ngoài và đổ mọi khó khăn lên nó, và tự đặt mình là người bảo vệ lợi ích quốc gia.. Rõ ràng, Mahathir Mohamad đã quyết định như vậy. Khi là thủ tướng, ông có thể, nhưng không trả lại các tàu Malaysia từ khu vựcvùng biển, mà cho đến gần đây vẫn được coi là thuộc Singapore.
Cả hai bên, Singapore và Malaysia, đang tiến hành các cuộc đàm phán tích cực ở cấp bộ trưởng. Cả hai bên tuyên bố mong muốn giải quyết vấn đề một cách thân thiện, thông qua các biện pháp ngoại giao.
Tất nhiên, đây chính là cách đáp ứng lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước. Nhưng việc chấm dứt cuộc xung đột này không kém phần quan trọng theo quan điểm của ASEAN với tư cách là một tổ chức. Liên minh gồm 10 quốc gia này đã đạt được nhiều thành công chính xác khi nó xuất phát từ những lập trường chung. Sự thù địch và xung đột giữa các thành viên của tổ chức làm suy yếu nó, kể cả trong quan hệ với các nước thứ ba. Chẳng hạn, sự thống nhất của ASEAN trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông là rất quan trọng. Và nếu không có sự thống nhất, thì thành công của những cuộc đàm phán này và các thỏa thuận khác sẽ trở thành một câu hỏi nghi vấn lớn.