Trước ngày lễ hội mùa xuân, các Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia và Singapore đã không đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc phân định thẩm quyền trên vùng không phận chồng lấn.
Hai Bộ trưởng giao thông đã tổ chức tham vấn vào ngày 23 tháng 1. Bộ trưởng Giao thông vận tải Singapore Ho Boon Wang đã viết trên Facebook cho biết Singapore đề nghị cả hai bên tạm thời nhượng bộ lẫn nhau. Nội dung cụ thể không được tiết lộ. Bộ trưởng Singapore cũng tuyên bố sẽ gặp đối tác Malaysia sau lễ hội mùa xuân. Trong khi đó theo tờ báo SCMP, vẫn chưa có phản hồi từ phía Malaysia về đề xuất cho một cuộc họp.
Trước đó tờ báo Straits Times có trụ sở tại Singapore đã đưa tin về các cuộc tham vấn tranh chấp trên biển ở cấp độ các nhà ngoại giao cấp cao dự kiến vào ngày 28 tháng 1. Nhưng người ta khó có thể mong đợi bất kỳ thỏa thuận nào, rất có thể diễn ra gặp gỡ chỉ vì lợi ích của một cuộc tiếp xúc.
Phía Singapore đã coi chuyến thăm của một quan chức chính phủ — bộ trưởng Malaysia Johor Osman Sapian — tới tàu Hải quân Malaysia, neo đậu trong vùng biển gần cảng Johor Bahru, là sự khiêu khích. Singapore coi khu vực này là một phần lãnh hải của mình. Hành động này là mâu thuẫn với tinh thần của cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Chiang Mai, Thái Lan, diễn ra một ngày trước đó. Ông cũng quyết định hoãn cuộc họp song phương hàng năm ở cấp bộ trưởng ngoại giao.
Về phần mình, Thủ tướng Malaysia đã gọi phản ứng của Singapore là khá nghiêm trọng, khi so sánh với cuộc «diễu hành cho chiến tranh». Đồng thời ông lưu ý con tàu không ở vùng biển Singapore, mà là trên vùng biển quốc tế.
Vụ việc, tất nhiên đã gây thiệt hại cho những nỗ lực của hai bên tìm cách thoát khỏi cuộc tranh chấp trên biển. Sự việc leo thang sau khi Malaysia mở rộng ranh giới của cảng Johor Bahru, thậm chí vượt xa các yêu sách lãnh thổ hàng hải trước đây. Singapore luôn bác bỏ những đòi hỏi này.
Sau khi tranh chấp trên biển leo thang vào mùa thu năm ngoái, Malaysia gần đây đã đồng ý không tiến hành huấn luyện quân sự trong một tháng tại phần lãnh hải mở rộng. Về phần mình, Singapore hứa sẽ không sử dụng radar, được trang bị tại sân bay mới Seletar, được dùng để nhận diện các máy bay hạng nhẹ. Phía Malaysia tuyên bố khu vực phủ sóng radar bao phủ cảng và khu dân cư Johar, tạo ra sự bất tiện và gây phiền hà cho dân cư và giao thông đường thủy.
Cả hai lệnh cấm này đều hết hạn sau Lễ hội mùa xuân. Nhiều khả năng, hai bên sẽ tìm thấy quyết tâm để kéo dài hành động của mình, vì cho đến nay đó là thỏa thuận thực sự duy nhất mà họ có thể đạt được. Shen Shishun — chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Nam Thái Bình Dương thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc — nói với Sputnik:
"khả năng tương đối lớn là Singapore và Malaysia sẽ tìm cách thỏa hiệp thông qua đàm phán về lãnh hải và không phận. Con đường ngoại giao cần phải là lựa chọn duy nhất".