Ông Wiese kêu gọi nhớ lại rằng, Washington đã đưa hẳn yêu cầu xúc tiến tiêu thụ khí hóa lỏng vào chính sách trừng phạt của mình.
"Dòng chảy phương Bắc-2" tất nhiên là một dự án kinh tế quan trọng đối với cả Nga và Đức. Đức đang trải qua giai đoạn cải cách kinh tế, và Thủ tướng Merkel đã tuyên bố tại Davos rằng, trong điều kiện loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân, Đức không thể làm gì được nếu không có khí đốt của Nga", — ông Solozobov giải thích.
Theo chuyên gia, trong tình huống này, Hoa Kỳ muốn trở thành "nhà điều hành tổng thể "của thị trường khí đốt ở châu Âu".
"Bằng cách kiểm soát các dự án đường ống trung tâm, hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraina, chặn dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" và tích cực tham gia vào việc cung cấp khí đốt hóa lỏng, Hoa Kỳ đang có tham vọng chiếm một phần ba thị trường châu Âu trong tương lai, họ muốn trở thành tay chơi có quyền định đoạt giá cả", — ông Solozobov kết luận.