Pháp có kế hoạch phát triển vũ khí siêu âm của riêng mình trong vòng 5 năm tới, National Interest viết.
Dự án có tên V-Max đã được triển khai, với mục đích phát triển đơn vị chiến đấu siêu âm, theo thiết kế có khả năng đạt tốc độ lên tới sáu nghìn km mỗi giờ.
Bài báo cho biết thêm, dự án cũng sẽ tập trung vào việc chế tạo vũ khí hạt nhân chiến lược do tập đoàn Ariane Group (liên doanh giữa Airbus và Safran) đảm nhận công việc phát triển. Cơ sở cho vũ khí mới sẽ là tên lửa hành trình siêu thanh triển vọng của hệ thống "không đối không" ASN4G. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của V-Max dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2021.
National Interest nhấn mạnh rằng tổ hợp vũ khí mới sẽ cho phép Pháp tham gia cái gọi là "câu lạc bộ siêu thanh". Một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các sản phẩm như vậy, và "Avangard" của Nga được coi là bất khả xâm phạm trước hệ thống phòng không Hoa Kỳ, được coi là tổ hợp hiện đại nhất.
Nhà phân tích chính trị, chuyên gia quân sự Ivan Konovalov trong cuộc phỏng vấn của Sputnik đã nhận xét về bài báo này.
"Phản ứng của Pháp trước "Avangard" — đó là việc đặt vấn đề khá lạ lùng. Thực tế là Pháp không thuộc các nước hàng đầu sở hữu vũ khí hạt nhân. Đúng, Pháp có trang bị, nhưng quy mô tối thiểu, ở tầm mức địa phương. Vì vậy, làm thế nào họ có thể đáp trả "Avangard" được? "Avangard" không chỉ là một hệ thống chiến đấu. Đây là phương tiện tiên tiến nhất, không thể tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đây là một đơn vị chiến đấu không thể đánh chặni. Ngoài ra Pháp không có hệ thống phòng thủ tên lửa và "Avangard" không phải là một công cụ đối đầu với họ. Điều này chỉ liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nhưng nếu người Pháp muốn đối đầu với chúng ta để ủng hộ người Mỹ, thì cuối cùng họ vẫn sẽ thua", ông Ivan Konovalov nói.
Vào cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin đã tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa siêu thanh mang đầu đạn có cánh của tổ hợp Avangard. Tên lửa được phóng từ Orenburg và hoàn tất thành công nhiệm vụ, bắn trúng mục tiêu ở Kamchatka, cách địa điểm phóng khoảng 6 ngàn km. Như vậy chương trình thử nghiệm đã được hoàn thành. Năm nay, trung đoàn "Avangard" đầu tiên sẽ bắt đầu nhận nhiệm vụ trực chiến.