Cựu phi công máy bay quân sự Mỹ kể về "mái vòm ánh sáng" bí ẩn của Liên Xô

© Sputnik / Vladimir Rodionov / Chuyển đến kho ảnhRSD-10
RSD-10 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) – Đợt phóng tên lửa tầm trung RSD-10 Pioner của Liên Xô đã gây ra một hiện tượng khó hiểu dưới dạng “mái vòm ánh sáng”, mà quân đội Hoa Kỳ coi đó là một hệ thống phòng thủ tên lửa kỳ lạ. Cựu phi công máy bay quân sự Mỹ Robert Hopkins cho biết trong cuộc phỏng vấn của tờ The Drive.

Theo Robert Hopkins, vào cuối năm 1988, ông đã quan sát thấy một "vòm ánh sáng" tương tự từ trên máy bay trinh sát RC-135S Cobra Ball.

Vào thời điểm đó, đơn vị trinh sát chiến lược số 24 củ Không quân Mỹ, nơi Robert Hopkins phục vụ, đã đóng quân tại căn cứ không quân Shemya ở Alaska. Khi đó Liên Xô đã phóng tên lửa Pioner (tên gọi của NATO là SS-20 — ed.) theo hướng bãi thử Kura. Phi hành đoàn của Hopkins đã theo dõi các đợt phóng thử và thu thập dữ liệu.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa tuyên bố rằng Nga vi phạm Hiệp ước INF
Cựu phi công hồi tưởng lại, vào ngày hôm đó không có ngôi sao nào trên bầu trời đêm, và mặt trăng cũng không tỏa ra ánh sáng. Lúc đầu, mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Sau đó, theo cựu chiến binh, bắt đầu xảy ra những điều kỳ lạ. Lúc đầu, phi hành đoàn nhận thấy một cái gì đó tương tự như một bức tường màu trắng sữa mờ đang di chuyển qua lãnh thổ Liên Xô về phía Thái Bình Dương.

Như Hopkins thừa nhận, ban đầu các phi công nghĩ rằng đó là ảo giác, vì vậy họ bắt đầu hỏi nhau về bức tường ánh sáng.

Các phi công đã báo cáo cho cấp trên về hiện tượng bất thường, và Phòng Công nghệ nước ngoài của Không quân Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra, nhưng họ vẫn không tìm thấy câu trả lời. Các chuyên gia chỉ đưa ra những giả thuyết, ví dụ, nhiên liệu tên lửa hoặc bệ phóng được thiết kế để làm mù các vệ tinh Mỹ có thể gây ra hiệu ứng như vậy, The Drive viết.

"SS-20 đe dọa châu Âu"

Pioner (theo Hiệp ước INF — RSD-10) là hệ thống tên lửa mặt đất cơ động của Liên Xô với tên lửa đạn đạo hai tầng nhiên liệu rắn có tầm bắn trung bình 15Zh45 đã được trang bị cho quân đội vào năm 1976.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - Sputnik Việt Nam
Ông Ryabkov: Matxcơva đã làm tất cả để duy trì Hiệp ước INF
Hệ thống tên lửa Pioner đã thay thế các hệ thống R-12 và R-14 trực chiến ở khu vực châu Âu của Liên Xô, và R-16 ở vùng Siberia và Baikal. Rất nhanh chóng, tên lửa mới của Liên Xô bắt đầu được gọi là SS-20  "đe dọa châu Âu".

Vào ngày 19 tháng 7 năm 1977, ngay sau khi triển khai tổ hợp tên lửa 15Zh45, Liên Xô bắt đầu phát triển tổ hợp "Pioner UTTH" với tên lửa 15Zh53.

Cả hai tổ hợp đã được vận hành cho đến năm 1991 và được thanh lý theo các điều khoản của Hiệp ước INF. Trong 15 năm hoạt động, không có trường hợp nào tên lửa bị phá hủy hay gặp tai nạn. Trong quá trình thử nghiệm, hoạt động và thanh lý, 190 quả tên lửa đã được phóng. Tất cả các lần phóng đều thành công. Xác suất bắn trúng mục tiêu là 98%.

Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF)

Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) là một hiệp ước giữa Liên Xô và Hoa Kỳ mà Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan đã ký kết vào ngày 8 tháng 12 năm 1987 trong Hội nghị thượng đỉnh Liên Xô-Mỹ tại Washington. Hiệp ước INF có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 1988.

Tiêu hủy tên lửa. Thực hiện Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm gần (INF). - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: ông Trump đề xuất một hợp đồng phi thực tế để thay thế Hiệp ước INF
Lần đầu tiên trong lịch sử, nhờ hiệp ước này, hai bên đã loại bỏ cả một nhóm vũ khí: hai bên cam kết thủ tiêu tất cả các tên lửa đạn đạo và hành trình trên mặt đất tầm trung (1000-5500 km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1000 km), và không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai các tên lửa như vậy trong tương lai.

Đến tháng 6 năm 1991, Hiệp ước đã được thực hiện: Liên Xô đã phá hủy 1.846 tổ hợp tên lửa (khoảng một nửa trong số đó là các tên lửa không làm nhiệm vụ chiến đấu); Hoa Kỳ — 846 tổ hợp.

Sau khi mấy lần cáo buộc lẫn nhau vi phạm Hiệp ước INF, vào tháng 2 năm 2019 hai bên đã tuyên bố dừng tuân thủ các cam kết theo hiệp ước này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала