"Cơ hội vàng" cho Mỹ và Triều Tiên ở Việt Nam

© AP Photo / Susan Walsh, PoolKim Jong-un và Donald Trump
Kim Jong-un và Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo giới quan sát, chính sách đối ngoại “không giống ai” của Trump tạo ra cơ hội kỳ lạ nhất, tốt nhất để mang lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thực sự có thể làm nên lịch sử trong cuộc gặp Thượng đỉnh tại Việt Nam vào cuối tháng này.

Kim Jong-un và Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lợi gì khi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Tuy nhiên, tình trạng đối đầu không khoan nhượng suốt nhiều thập kỷ cũng như mối đe dọa hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng và những lệnh trừng phạt của Washington… rõ ràng đặt ra những thách thức không dễ vượt qua cho cả hai bên. Kết quả mang tính bước ngoặt lịch sử tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 có thể đạt được với sự khéo léo, cách tiếp cận vượt ra khỏi khuôn mẫu quen thuộc và với những gì ông Trump đã thể hiện trong hơn 2 năm cầm quyền, người ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những gì mà vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ mang đến Việt Nam lần này.

Các cuộc đàm phán với Triều Tiên trong quá khứ cho thấy, đây chưa bao giờ là việc làm dễ dàng. Thành công chỉ có thể được đảm bảo nếu cả hai bên đưa ra những nhượng bộ thực tế, có thể kiểm chứng và không được coi là gây ra thiệt hại cho "đối tác" của cả hai bên.

"Rất may, chúng ta có một vị Tổng thống không quan tâm đến những căng thẳng trong quá khứ hoặc cái cách mà các chính quyền tiền nhiệm xử lý chính sách Triều Tiên và đó là một lợi thế lớn", ông Harry Kazianis, chuyên gia phân tích tại Trung tâm vì lợi ích quốc gia (Center for the National Interest) có trụ sở tại Washington (Mỹ), nhận định.

Theo ông Kazianis, Tổng thống Trump theo đuổi chính sách đối ngoại hỗn hợp, pha trộn không giống ai, thậm chí đôi khi "ngây thơ" và bị ám ảnh bởi "những tin tức giả mạo". Tuy nhiên, chính điều này lại tạo ra một cơ hội kỳ lạ nhất và cũng là tốt nhất để mang lại hòa bình thực sự cho Bán đảo Triều Tiên sau biết bao chờ đợi.

Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Nhà báo Mỹ lý giải vì sao Triều Tiên muốn học hỏi Việt Nam về phát triển kinh tế
Chuyên gia Kazianis cho biết:

"Thành thực mà nói, cách tốt nhất là Tổng thống Trump mang cuốn sách về chính sách đối ngoại cũ ném nó vào lửa. Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của ông Trump và ông Kim về cơ bản đã làm được điều đó. Tôi từng thực sự muốn Tổng thống ngừng ngay việc đàm phán nếu không thể nhận được những nhượng bộ lớn. Nhưng phải thừa nhận là tôi đã sai.

Cuộc gặp Trump-Kim lần đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6/2018 dù không thể phi hạt nhân hóa Triều Tiên ngay lập tức nhưng đã tạo điều kiện để xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng có nguy cơ bùng phát chiến tranh giống như những gì từng xảy ra từ Thế chiến II".

Cơ hội vàng ở Việt Nam cho Mỹ và Triều Tiên

"Bất kể bạn nghĩ gì về Tổng thống Trump, không thể phủ nhận đó là một tiến bộ rõ ràng. Và kể cả khi mọi thứ diễn ra không suôn sẻ như mong đợi kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh ở Singapore thì cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sắp tới ở Việt Nam mang đến cơ hội vàng để đưa ngoại giao trở lại đúng hướng, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai", ông Kazianis nhấn mạnh.

Lịch sử nên nói gì về sự kiện này khi chúng ta cùng đứng ở hiện tại để nhìn lại những thập kỷ đối đầu đã qua giữa Mỹ và Triều Tiên? Tất cả các bên đều đang rất tích cực để chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sắp tới.

Rất có thể, Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 tại Hà Nội, Việt Nam sẽ đạt được kết quả là Triều Tiên đồng ý tháo dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon, một trong những điều kiện mà ông Kim Jong Un đặt lên bàn đàm phán để đổi lấy việc Bình Nhưỡng được nới lỏng một số hình thức trừng phạt. Trong khi đó, Mỹ có thể có cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong chiến dịch gây áp lực tối đa vốn luôn được chủ trương duy trì cho đến khi tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên đạt được kết quả.

Nếu kịch bản này xảy ra thì rõ ràng đó là chiến thắng cho cả hai bên. Cả ông Trump và ông Kim đều có thể trở về và nói rằng họ nhận được một sự nhượng bộ cốt lõi từ bên kia. Nó cũng cho phép cả Mỹ và Triều Tiên kiểm tra sự sẵn sàng của nhau để thực hiện những lời hứa quan trọng, có thể tạo ra những thỏa hiệp thậm chí còn khó khăn hơn.

Với Kazianis, ông kỳ vọng Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 có thể đạt được nhiều hơn thế:

"Nếu ông Trump và ông Kim đồng ý chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên một lần và mãi mãi thì nó sẽ tạo nên một sự kiện lịch sử".

Mặc dù một bản hiệp ước hòa bình rất có thể không được Mỹ cam kết vì nó cần đến sự phê chuẩn của Thượng viện nhưng một bản tuyên bố hòa bình thừa nhận không còn tình trạng chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên sẽ có thể thay đổi cuộc chơi. Một bản tuyên bố như vậy sẽ cho thấy ý định rõ ràng để chuyển đổi mối quan hệ và tạo ra một nền tảng vững chắc cho công việc khó khăn hơn nhiều đối với tiến trình phi hạt nhân hóa.

Tất nhiên, sẽ có những đối thủ của Tổng thống Trump muốn ông thất bại, bởi nếu thành công trong việc giải quyết "bài toán khó" Triều Tiên, "cánh buồm" trên "con thuyền chính trị" của Trump sẽ "căng gió" đưa nhà lãnh đạo này "cập bến" trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2020. Tuy nhiên, theo chuyên gia Kazianis, cần phải nhìn vào mục tiêu chung và xa hơn, việc có quan hệ tốt hơn với Bình Nhưỡng và hòa bình thực sự trên Bán đảo Triều Tiên là lựa chọn duy nhất, mang lại ổn định, thịnh vượng cho khu vực và thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала