Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, Đại tướng, Anh hùng Liên Xô Boris Gromov, đã nói đến việc đạt được quyết định rút quân — quân đoàn 40 — khỏi lãnh thổ Afghanistan diễn ra như thế nào và mục đích của các nhà ngoại giao Mỹ tiếp xúc với ông sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Sputnik: Ông đã dành năm năm rưỡi ở Afghanistan. Điều gì là khó khăn nhất trong thời gian ở Afghanistan?
Sputnik: Ý kiến của ông về người Afghanistan bình thường thế nào?
B. Gromov: Người Afghanistan, nếu không tham gia vào lực lượng Mujahideen, rất chân thành và tốt bụng. Họ nghèo khó nhưng có trí tuệ, tình người và thái độ thân thiện, kể cả những người lính Liên Xô. Có thể không vồn vã quá mức, nhưng họ có những quy tắc danh dự, hành vi riêng. Họ đối xử với người Liên Xô rất tốt, và chúng tôi cũng đối với họ như vậy. Chúng ta đã giúp đỡ rất nhiều, xây dựng, cung cấp thực phẩm. Họ đánh giá cao việc đó.
Sputnik: Ngay từ đầu ông đánh giá cơ hội thành công của Liên Xô như thế nào và ý nghĩ này thay đổi ra sao trong thời gian chiến tranh? Làm thế nào để ông hiểu rằng không có giải pháp quân sự cho vấn đề Afghanistan?
B. Gromov: Tôi đã đến Afghanistan ba lần. Lúc đầu tôi không thể đánh giá sự đứng đắn của các quyết định được đưa ra. Một năm rưỡi sau, khi hiểu rõ thực tế toàn bộ Afghanistan và đi khắp nơi, tôi nhận ra ý tưởng mà giới lãnh đạo muốn thực hiện là không khả thi. Vào thời điểm đó, cả Hoa Kỳ và NATO làm mọi cách để kéo Liên Xô vào Afghanistan. Họ không che giấu điều đó. Theo tôi khi lãnh đạo Liên Xô quyết định triển khai quân đội và hỗ trợ quốc tế cho Afghanistan, rõ ràng không phải mọi thứ đều được tính đến. Còn bây giờ tôi biết rõ việc triển khai quân đội đã được chuẩn bị một cách thiếu suy nghĩ. Việc đưa quân vào đã đi trước hành động của người Mỹ, có thể được coi là lợi thế duy nhất trong việc này. Chẳng hạn có thể giải quyết bằng một cách khác, không gửi đến 140 nghìn quân Liên Xô, mà giới hạn ở số lượng 30 nghìn, đủ để duy trì sự ổn định và chính quyền tại các địa phương chính trong nước.
Trong hai năm đầu tiên hiện diện quân đội tại đó, nhiều sĩ quan trong Bộ chỉ huy quân đoàn 40 và Bộ Quốc phòng luôn chống lại việc triển khai quân đội — rõ ràng là cần phải có biện pháp rút khỏi Afghanistan. Không thể bỏ rơi nước này, cần phải giúp đỡ họ, nhưng phải thực hiện bằng các biện pháp chính trị và kinh tế.
Sputnik: Quyết định rút quân đã được đưa ra như thế nào, thưa ông?
B. Gromov: Từ đầu năm 1983, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 40 đã đòi hỏi việc rút quân thông qua Bộ Quốc phòng, Đại sứ quán Liên Xô và tất cả những người có quyền quyết định. Chúng tôi đã chuẩn bị các tài liệu và gửi cho Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô. Quyết định nghiêm túc bắt đầu được xem xét kỹ lưỡng vào năm 1985, khi đã trở nên rõ ràng việc vấn đề không thể được giải quyết bằng vũ lực. Cuối cùng, quyết định đã được thông qua, gọi là "Thỏa thuận Geneva", được ký bởi Afghanistan và Pakistan. Liên Xô, Hoa Kỳ đóng vai trò là người bảo lãnh. Thỏa thuận xác định thời hạn rút quân: việc bắt đầu được lên kế hoạch vào ngày 15 tháng 5 năm 1988 và kết thúc vào ngày 15 tháng 2 năm 1989. Tất cả các nhiệm vụ phụ thuộc vào chúng tôi ở Afghanistan đã được giải quyết. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã làm mọi cách để giữ quân đội Liên Xô ở lại Afghanistan càng lâu càng tốt.
Sputnik: Có ý kiến cho rằng Liên Xô đã bị đánh bại trong cuộc chiến này. Ông nghĩ gì về ý kiến này?
B. Gromov: Không có nhiệm vụ nào mà Quân đoàn 40 không thể thực hiện. Đó là một đội quân rất hùng mạnh. Không có bất kỳ thất bại nào ở đây. Các lực lượng đối địch chỉ đơn giản là không thể so sánh được. Người Mỹ đã hành động giấu mặt qua bàn tay của người Pakistan và những người Afghanistan đứng về phía họ. Và quan trọng nhất, Quân đoàn 40 ở Afghanistan chưa bao giờ nhận được lệnh hoàn thành nhiệm vụ bằng biện pháp quân sự từ bất kỳ ai.
Sputnik: Thưa ông, việc chuẩn bị cho rút quân và quá trình thực hiện đã diễn ra thế nào? Có những khó khăn nào phát sinh trong việc rút quân đội từ quan điểm kỹ thuật và chiến thuật?
Sputnik: Suy nghĩ và lời nói đầu tiên của ông khi việc rút quân kết thúc là gì, thưa ông?
B. Gromov: Tôi đã nói một câu như thế này với bản thâ: "Cảm ơn Chúa vì mọi thứ đã kết thúc". Không còn sức mạnh để nói gì nữa. Cũng có những từ ngữ mà tốt nhất là không nên nói ra.
Sputnik: Ông có mong muốn đến Afghanistan nữa không? Ông đã tới đó sau khi hoàn thành công việc chưa?
B. Gromov: Tôi không có mong muốn như vậy. Tôi đã đến hầu hết mọi điểm ở Afghanistan. Với những nơi này tôi không có những kỷ niệm đẹp đẽ.
Sputnik: Hoa Kỳ có hỏi ông lời khuyên về cách thức chiến đấu ở Afghanistan, họ có tính đến kinh nghiệm của ông không?
B. Gromov: Tất nhiên, sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi đã được Đại sứ quán Mỹ và NATO tiếp cận, trước khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan. Tôi vẽ mọi thứ bằng mực đen. Tôi đã cố gắng giải thích họ sẽ không đơn giản, và chỉ là vô ích mà thôi. Nhưng họ đã tiến vào và ở Afghanistan được 18 năm rồi.
Sputnik: Và bây giờ họ có hỏi ông nữa không, nếu tính đến việc mới đây Trump tuyên bố rút một nửa quân đội nước ngoài ra khỏi Afghanistan?
B. Gromov: Không. Họ sẽ không thể lặp lại trải nghiệm triệt thoái quân đội của chúng ta, vì lý do là họ không có lực lượng mặt đất ở Afghanistan. Chúng tôi đã đi trên hai tuyến đường bộ. Nếu rút, họ sẽ rời đi bằng máy bay. Tuy nhiên nếu bằng đường bộ, người Afghanistan sẽ không tha thứ vì họ không thích người Mỹ, vì vậy họ sẽ ra đi bằng đường hàng không, và đây là những điều hoàn toàn khác nhau.