Cuộc xung đột kéo dài chín năm là một giai đoạn chính của Chiến tranh Lạnh và hậu quả của nó đến nay vẫn ảnh hưởng đến hệ thống an ninh quốc tế và ổn định khu vực.
Mặc dù cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Afghanistan đã kéo dài đến năm thứ 17, nhưng chính chiến dịch quân sự của Liên Xô chứa đựng nhiều thông tin sai sót và không chính xác, do các chuyên gia quân sự phương Tây tung ra.
Để giải tỏa những huyền thoại phổ biến nhất trong cuộc xung đột này, Sputnik đã nói chuyện với Đại tướng Gromov, chỉ huy cuối cùng của Quân đoàn số 40, là chủ lực của quân đội Liên Xô tại Afghanistan.
Huyền thoại số 1: "Chiến tranh Liên Xô — Afghanistan"
"Quan niệm sai lầm đầu tiên về cuộc xung đột ẩn dấu ngay trong tên gọi" — Vị tướng nói.
"Sự kiện được gọi là cuộc chiến tranh Liên Xô — Afghanistan ngụ ý đó là cuộc xung đột song phương, là cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Afghanistan, và điều này thực sự sai lầm".
Theo ông Gromov, huyền thoại này được phổ biến rộng rãi ở phương Tây trong Chiến tranh Lạnh để đem lại sự hợp pháp cho nhóm Mujahideen do Mỹ và các đồng minh ủng hộ.
"Quân đội Liên Xô đã có mặt tại Afghanistan, vì Liên Xô chính thức được chính phủ nước này mời vào năm 1979", vị tướng nói và so sánh với việc triển khai quân đội Nga tại Syria tháng Chín năm 2015.
"Trên thực tế, cuộc xung đột ở Afghanistan là cuộc đối đầu nội bộ giữa chính phủ hợp pháp do Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) lãnh đạo và các nhóm Mujahideen — hoặc những người dushmans hay các nhóm Hồi giáo nổi dậy khác".
Huyền thoại số 2: "Liên Xô đã thua trong chiến tranh ở Afghanistan"
Có lẽ câu chuyện hoang đường nổi tiếng nhất về chiến dịch của Liên Xô tại DRA là nó đã kết thúc bằng thất bại của Liên bang Xô viết, củng cố tên gọi miêu tả Afghanistan như một "nghĩa trang của các đế chế".
"Đây là sự mô tả rất không chính xác các sự kiện", — vị tướng nói. — "Trước tiên, điều quan trọng phải nhấn mạnh rằng, là người chỉ huy quân đội Liên Xô tại DRA, tôi chưa bao giờ nhận được mệnh lệnh từ ai đó để "đánh bại "Afghanistan".
"Vào thời cao điểm, Quân đoàn số 40 chỉ có 108.800 người, và điều này rõ ràng cho thấy rằng không ai tìm kiếm một chiến thắng quân sự cổ điển ở Afghanistan".
Cần nhớ lại rằng ở Việt Nam, Hoa Kỳ đã triển khai một đội quân có số lượng lớn gấp năm lần Quân đoàn 40 tại vùng lãnh thổ nhỏ hơn Afghanistan khoảng năm lần.
Gromov nhấn mạnh: nhiệm vụ của Quân đoàn số 40 tại DRA là "tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của chính phủ hợp pháp do Đảng PDPA lãnh đạo".
Gromov lưu ý rằng quân đội Liên Xô kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan trong suốt chiến dịch, không có tiền đồn nào bị Mujahideen chiếm giữ, bất chấp các nguồn tài trợ liên tục từ nước ngoài.
Đồng thời, chính quyền hợp pháp dưới sự lãnh đạo của Mohammad Najibullah đã thành công trong việc tạo ra các cơ cấu an ninh hữu hiệu, và sự phủ sóng của chính phủ ngày càng tăng lên, nhờ chính sách hòa giải dân tộc.
"Vào thời điểm chúng tôi rút lui, chính phủ DRA đã có thể tự trị duy trì trật tự trong nước, miễn là tiếp tục có sự hỗ trợ về tài chính và kinh tế từ Liên Xô ", ông Gromov nói.
Huyền thoại số 3: "Bạo lực tiếp nối bạo lực và không có gì ngoài Bạo lực"
Cựu Tư lệnh cũng bác bỏ câu chuyện huyền thoại về việc binh lính Liên Xô và các sĩ quan đã tiến hành một cuộc hành quân với "sự tàn bạo không kiểm soát" chống lại dân thường Afghanistan.
Câu chuyện về "những người lính Liên Xô tàn bạo" được phát minh bởi những người ủng hộ Mujahideen, tìm cách nhận được thêm nguồn tài trợ và gia tăng sự hợp pháp về chính trị của họ.
Gromov nói: "Trên thực tế, Liên Xô đã thực hiện nhiều chương trình dân sự, kinh tế và chính trị nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương."
"Ví dụ vào năm 1982, Quân đoàn 40 đã tiến hành 127 hoạt động dân sự, bao gồm sửa chữa nhà cửa, xây dựng đường xá, phân phối thực phẩm và thuốc men cho cư dân địa phương, và tổ chức các sự kiện văn hoá."
Huyền thoại số 4: "Người Mỹ làm tốt hơn"
Tướng Gromov bình luận về cuộc chiến tranh đang diễn ra của Mỹ tại Afghanistan, đã bác bỏ câu chuyện thần thoại là Hoa Kỳ đã thành công hơn và ghi nhận một số "sự khác biệt đáng kể giữa hoạt động của chúng ta và Mỹ đang tiến hành".
"Trước hết, chúng tôi giữ lời hứa của mình và thực sự rời khỏi Afghanistan, trong khi Hoa Kỳ tiếp tục có mặt ở nước này ngay cả sau khi tuyên bố rút quân vào năm 2014", ông nói.
Kể từ khi kết thúc Chiến dịch "Tự do bền vững" vào cuối năm 2014, Hoa Kỳ đã tăng gần gấp đôi số nhân viên quân sự ở Afghanistan, nâng tổng số binh lính lên đến 14 nghìn người.
Đại tướng cũng chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động của quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ, mà đã bị sa lầy tại Afghanistan trong gần 17 năm qua.
"Trong thời gian chúng tôi triển khai tại DRA, Quân đoàn số 40 kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan, buộc Mujahideen phải hành động lén lút, vì họ không có quyền lực thực sự trong nước ", Gromov nói.
"Không giống như những người Mỹ có xu hướng ngồi trong căn cứ của họ, quân đội Liên Xô đã được triển khai trên khắp đất nước — cả ở các thành phố lớn, trong những ngôi làng nhỏ và khu định cư".
"Điều này cho phép chúng tôi kiểm soát lãnh thổ một cách hiệu quả hơn và thiết lập mối quan hệ với dân chúng."
"Tôi thực sự tự hào về việc tôi đã có vinh dự dẫn dắt các quân nhân chúng ta, cùng với nhân phẩm tuyệt vời đã vượt qua rất nhiều thử thách trên lãnh thổ Afghanistan, và tôi biết ơn sự phục vụ của họ" — Gromov kết luận.
Đại tướng Boris Vsevolodovich Gromov đã trải qua hơn 5 năm phục vụ tại Afghanistan, được trao danh hiệu "Anh hùng Liên bang Xô viết" do thực hiện nhiệm vụ tại DRA. Sau đó, ông trở thành thống đốc khu vực Moskva và đứng đầu một trong những tổ chức cựu chiến binh lớn nhất ở Nga — "Anh em chiến binh"
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.