Nhiều chuyên gia cho rằng: ông không nên liên quan đến biểu tượng quốc gia Nhật Bản trong các cuộc đụng độ chính trị và tạo ra thêm một lý do gây ra bất hòa trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hisan đã gọi hoàng đế Nhật Bản lAkihito là "con trai của tội phạm chiến tranh chính" và đề nghị ông hoặc thủ tướng giải quyết triệt để vấn đề sử dụng phụ nữ Triều Tiên trong các nhà thổ quân đội Nhật Bản, "hãy nắm lấy tay của những người phụ nữ bị tổn thương giờ đang ở độ tuổi xế chiều để an ủi và nói với họ rằng họ thật sự hối hận". Điều đó, đến lượt nó, gây ra một loạt các chỉ trích từ phía Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe và Ngoại trưởng Taro Kono đã yêu cầu một lời xin lỗi từ Moon Hisan, điều mà ông từ chối không làm, đồng thời lưu ý rằng "đây không phải là điều để xin lỗi". Nhưng cách tiếp cận như vậy của chính trị gia Hàn Quốc có thể khá nguy hiểm.
"Người Nhật có một sự chứng tỏ rất đặc biệt về sự hiểu lầm thực sự với thực tế: tại sao Hoàng đế có thể trở thành một đối tượng của chính trị", cựu giám đốc Viện Sejong Chin Chang Soo nói.
"Rõ ràng là chính phủ Nhật Bản và một phần đông đáng kể người dân Nhật không hài lòng và không thể hiểu tại sao, mặc dù đã khép lại câu hỏi xin lỗi và bồi thường về vấn đề phụ nữ cần an ủi và những việc khác, Hàn Quốc tiếp tục khẳng định rằng "mọi thứ vẫn chưa hoàn tất". Nhưng việc thể hiện sự từ chối cực đoan của Chủ tịch quốc hội Moon Hisan phần lớn liên quan đến việc người Hàn Quốc không thể hiểu rằng ở Nhật Bản hoàng đế Nhật đóng vai trò tượng trưng ", — như ý kiến của chuyên gia Nhật Bản, nhà lãnh đạo một trong những tơ-rớt đầu não của Hàn Quốc trong thời kỳ tổng thống bảo thủ Pak Geunhe trước đây.
Theo ông, người Hàn Quốc tiếp cận Nhật Bản từ quan điểm của hệ thống tư duy của chính họ, và đơn giản là không hiểu được khía cạnh nào trong tuyên bố của Moon Hisan lại gây ra sự phản kháng như vậy.
"Moon Hisan là thành viên của liên minh nghị viện Hàn Quốc và Nhật Bản và, theo tôi, biết rất rõ về Nhật Bản. Nhưng có vẻ như ông ta đã làm phiền người Nhật bằng phát ngôn này, mặc dù điểm khởi đầu trong những luận điệu của ông ta là hoàn toàn khác. Rõ ràng, ông muốn nói rằng quan chức cấp cao của Nhật Bản phải đưa ra lời xin lỗi chân thành. Do đó, tôi không nghĩ rằng việc đề cập đến Hoàng đế là cố ý. Điều này xảy ra là kết quả của sự hiểu lầm về những gì Hoàng đế đại diện cho người Nhật và nhận thức sai lầm cơ bản của người Hàn Quốc rằng ông là người nắm quyền thực sự", — Chin lưu ý.
"Và với Chủ tịch quốc hội Moon, nếu ông ấy muốn chứng tỏ rằng ông ấy thực sự không muốn kích động phản ứng của Nhật Bản, thì nên thành thật thừa nhận điều đó, và nói rằng ông ấy có ý định nói về việc cần những xin lỗi chân thành về một giải pháp nhanh chóng các vấn đề quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản, nhưng ông ấy đã làm và phát ngôn mà không suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề Hoàng đế đối với người Nhật như thế nào".
Các chuyên gia có tư tưởng tự do cùng đồng ý với đánh giá này.
"Chủ tịch Quốc hội không nên trở thành đối tượng tranh luận giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, tuyên bố này của Chủ tịch Moon, người rất chú ý đến quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản, điều gây ra thật đáng tiếc", Cho Jin-Gu, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Đại học Kyungnam bày tỏ ý kiến.
Vì hoàng đế Hirohito trước đây trong "cuộc chiến tranh ở vùng Đại Đông Á "là chỉ huy tối cao của quân đội, ông không thể được miễn trách nhiệm về chính sách thực dân, ông Cho lập luận. Trong Toà án quân sự Tokyo, ông đã không bị trừng phạt, đổi lại, người kế vị của ông, hoàng đế hiện tại là Akihito, như một cử chỉ ăn năn sau khi lên ngôi, đã đến thăm Trung Quốc và các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh trước đây và các chính sách thuộc địa. Nhưng vì sự nhạy cảm của vấn đề này đối với quan hệ song phương, ông vẫn chưa đặt chân đến Hàn Quốc.
Tuy nhiên, phản ứng gần đây của Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản Kazuo Sei, người có truyền thống phản đối chính sách đế quốc, đã nói rằng phụ nữ Hàn Quốc khó có thể chờ đợi lời xin lỗi từ hoàng đế. Nhưng có một lối thoát khỏi tình huống này.
"Theo Hiến pháp, hoàng đế không có quyền lực chính trị, nên một lời xin lỗi đơn giản là không thể. Trong những điều kiện này, lời xin lỗi phải xuất phát từ chính phủ Nhật Bản, và cụ thể nó phải được Thủ tướng Chính phủ công bố", —ông Sii nói.