Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, khi trở về từ Sochi, một lần nữa nhấn mạnh: Ankara không có kế hoạch hủy hợp đồng đã ký năm 2017 mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. "Chúng tôi đã thỏa thuận với Nga về S-400, vì vậy không thể nói đến vấn đề quay trở lại. Thỏa thuận đã được thực hiện. Chúng tôi tiếp tục làm việc, dựa trên lời hứa của [Nga] sẽ bắt đầu giao hàng vào tháng 7", hãng tin Anadolu trích dẫn lời Tổng thống.
Theo ông, để đáp lại quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ về hệ thống S-400, Hoa Kỳ có thể cố gắng đánh vào đất nước này về mặt kinh tế, do đó cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa:
"Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp một số vấn đề trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Trong khi đó, như đã biết, Mỹ có những hành động phi pháp vì lợi ích riêng của mình ở nhiều quốc gia, đặc biệt, chúng ta hiện đang chứng kiến điều này với ví dụ ở Venezuela. Để để đạt được mục đích của mình, người Mỹ thường sử dụng các phương pháp như kích động khủng hoảng tài chính và thay đổi thể chế quyền lực ở quốc gia mà họ nhắm tới. Chúng tôi nhớ cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Trump đã đe dọa sẽ "hủy diệt Thổ Nhĩ Kỳ bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế". Liệu Washington thực sự có thể làm điều đó? Nếu họ cảm thấy bị dồn vào đường cùng- hoàn toàn có thể. Thổ Nhĩ Kỳ cần có biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn điều này xảy ra. NATO có một lập trường gây tranh cãi trong vấn đề này. Thực tế là các mục tiêu ban đầu của việc thành lập NATO về cơ bản khác với các mục tiêu mà Liên minh theo đuổi ngày nay. Các thành viên chủ chốt của NATO, như Đức và Pháp, nói rằng cần phải thành lập lực lượng vũ trang chung để bảo vệ lợi ích của họ trước Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ cần phải vượt qua giai đoạn khó khăn này với thiệt hại tối thiểu", ông lưu ý.
«Mỹ không muốn cho phép Thổ Nhĩ Kỳ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình trong điều kiện hình thành trật tự thế giới mới. Do đó họ gây áp lực lên Ankara một cách có hệ thống. Hoa Kỳ cảm nhận thấy việc mua các vũ khí Nga có ý nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng cách xa hệ thống Đại Tây Dương và quỹ đạo ảnh hưởng, và do đó bằng mọi cách cố gắng ngăn cản điều này xảy ra. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, đã đưa ra quyết định này dựa trên lợi ích quốc gia và quyết tâm thực hiện thỏa thuận mua S-400. Và đừng chờ đợi bất kỳ thay đổi nào về quan điểm trong vấn đề này. Thổ Nhĩ Kỳ hành động trên cơ sở nhận thức riêng về mối đe dọa an ninh quốc gia và tất cả cần phải tôn trọng điều đó. Ngoài ra, không cần phải tích hợp S-400 vào hệ thống NATO, vì Ankara cần chúng để đáp ứng nhu cầu quốc gia trong vấn đề phòng thủ», ông Eslen nhấn mạnh.
«Mỹ gọi các phần tử khủng bố- mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ là «lực lượng mặt đất » của họ. Do đó chính Hoa Kỳ trở thành một phần của mối đe dọa xuất phát từ lãnh thổ Syria. Trong các điều kiện này, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo an ninh cho chính mình. Trong khi đó bằng chính sách cứng rắn, đe dọa và gây áp lực, Washington đang dần mất đi sự hỗ trợ của các đồng minh truyền thống. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và Hoa Kỳ có nghĩa vụ tôn trọng các quyết định mà nước này đưa ra. Và áp lực chỉ góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ gần lại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và khối Á — Âu. Nhưng Washington dường như không hiểu điều này», ông kết luận.