Sự lựa chọn không phải Trung hay Hàn Quốc
Ban đầu, Chủ tịch Kim ủng hộ chiến lược của Trung Quốc. Ông ủng hộ việc xây dựng các đặc khu kinh tế — khu vực được chỉ định giảm thuế hoặc đặc cách để thúc đẩy thương mại. Ông cũng đã tăng số lượng đặc khu kinh tế lên nhiều lần kể từ khi kế vị cha mình năm 2011.
Đối với Hàn Quốc, một phái đoàn cấp cao từ chaebol — tập đoàn tài phiệt gia đình — đã đến thăm Bình Nhưỡng vào năm 2018 để gặp gỡ các quan chức cấp cao.
Tuy nhiên, vẫn kiên quyết với chế độ độc lập, Chủ tịch Kim Jong Un sẽ cảnh giác với việc phụ thuộc vào Trung Quốc. Và tất nhiên là cả Hàn Quốc, nơi có nền kinh tế dân chủ.
Tại sao lại là Việt Nam?
Việt Nam là một minh chứng rõ nét nhất cho một nền kinh tế không chỉ phục hồi sau nhiều năm bị cô lập mà còn phát triển mạnh mẽ, quan trọng nhất là vẫn giữ được quyền lực nhà nước sau chiến tranh.
Một thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành một cuộc cải cách mang tên "Đổi Mới" với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp dân thoát nghèo. Chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài, giảm trợ cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước và cho phép nông dân bán sản phẩm dư thừa.
Còn điểm tương đồng nào khác?
Dân số Việt Nam có quy mô gấp bốn lần Triều Tiên và diện tích gấp khoảng 2,5 lần. Sự phát triển Việt Nam dựa trên lực lượng lao động hiệu quả giá rẻ và đang tăng cường xuất khẩu trong thời kỳ thương mại toàn cầu đang phát triển mạnh.
Cả Việt Nam và Triều Tiên đều từng có thời gian đối đầu với Hoa Kỳ. Việt Nam bắt đầu nối lại quan hệ với phía Mỹ bằng cách hỗ trợ trao trả tù binh và tìm kiếm lính Mỹ mất tích. Đó chính là con đường mà ông Kim cũng đang bắt đầu bước đi. Sự kiện Tổng thống Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vào năm 1994 đã khởi đầu một quá trình bình thường hóa quan hệ. Triều Tiên cũng có thể làm như vậy.
Hai nước Việt — Triều đều nằm trong khu vực có cơ hội lớn để phát triển thương mại, vì đều có đường biển rộng và đường biên giới dài. Việt Nam bị cắt làm hai trong Chiến tranh Lạnh, cũng như việc Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn vết rạt nứt như bây giờ. Vị trí hiện tại của Bắc Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong những năm 1980, với nền kinh tế cô lập và bị xáo trộn phần lớn các mối quan hệ quốc tế.
Điều gì tạo nên sự khác biệt?
Khoảng 90% kim ngạch xuất nhập khẩu Triều Tiên là với Trung Quốc. Còn Việt Nam, dù vẫn duy trì quan hệ thương mại nhưng luôn không ngừng tìm kiếm cơ hội từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Việt Nam có thế mạnh nông nghiệp, trong khi thế mạnh của Triều Tiên nằm dưới lòng đất — một kho khoáng sản. Than đá và quặng sắt ước tính trị giá 6 nghìn tỷ USD trở lên. Triều Tiên cũng có tiềm năng đối với ngành thủy sản.
Bài toán khó của kinh tế Triều Tiên là gì?
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ước tính GDP Triều Tiên giảm tới 3,5% — mức suy thoái nhất trong vòng hai thập kỷ. Các lệnh trừng phạt quốc tế đang siết chặt hơn so với năm ngoái, vì mối quan hệ ngoại giao hiếm hoi của Triều Tiên — Trung Quốc đang nỗ lực hòa nhập với thế giới. Nền kinh tế của Triều Tiên từng mạnh hơn Hàn Quốc ở nhiều lĩnh vực trong suốt thập niên 1970, nhưng đã nhanh chóng bị tụt lại phía sau, đất nước này đã phải chống chọi với nhiều nạn đói.
Thu nhập trung bình của Bắc Triều Tiên được ước tính chỉ dưới 1.300 USD — chưa được 1/20 của Hàn Quốc.
Có thể khai thác kinh nghiệm gì từ Việt Nam?
Việt Nam cũng mang đến kinh nghiệm về việc hàn gắn mối rạn nứt trong quan hệ quốc tế. Theo một cuộc thăm dò của Pew Research năm 2017, Việt Nam là quốc gia có thái độ tốt nhất với người Mỹ. 84% người Việt Nam được khảo sát hiện có thái độ thân thiện đối với Hoa Kỳ.