Kinh tế Việt Nam sẽ thế nào sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2?

© Sputnik / Taras IvanovHà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Hội nghị này thành công hay không là do sự đàm phán của Mỹ và DPRK, Việt Nam chỉ có vai trò là nước chủ nhà đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, dù thế nào, cuộc gặp lần này cũng sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam”, Giảng viên cao cấp Viện Kinh tế Chính trị học Nguyễn Khắc Thanh chia sẻ với TG&VN, theo baoquocte.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ — Triều lần 2 tại Hà Nội sẽ mang đến rất nhiều cơ hội cho Việt Nam. PGS.TS hãy cho biết đánh giá của mình với tư cách là một chuyên gia về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Triều Tiên?

Tuy bối cảnh quốc tế không thuận lợi, Việt Nam và Triều Tiên có khá nhiều tiềm năng để hợp tác. Nếu như do tác động của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 dẫn đến sự nới lỏng cấm vận của Mỹ và Liên hợp quốc, chắc chắn tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Triều Tiên có quan hệ hữu nghị lâu năm với Việt Nam về mặt chính trị cũng như ngoại giao. Đó là những yếu tố thuận lợi và quan trọng để hợp tác kinh tế diễn ra một cách tốt đẹp.

Còn về kinh tế, hai nước có sự bổ sung cho nhau rất rõ. Triều Tiên do điều kiện tự nhiên nên gặp nhiều hạn chế về sản xuất lương thực, thực phẩm; trong khi Việt Nam lại là một cường quốc xuất khẩu những sản phẩm này. Triều Tiên còn có nguồn khoáng sản dồi dào mà trong số đó có nhiều loại Việt Nam rất cần phải nhập khẩu với số lượng lớn. Đồng thời, Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu quan trong về một số lĩnh vực khoa học-công nghệ có thể giúp Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNCờ Mỹ và cờ Triều Tiên, bên dưới là biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau thể hiện tinh thần của cuộc gặp lớn, được treo bên ngoài Nhà khách Chính phủ trên phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm.
Cờ Mỹ và cờ Triều Tiên, bên dưới là biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau thể hiện tinh thần của cuộc gặp lớn, được treo bên ngoài Nhà khách Chính phủ trên phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm.  - Sputnik Việt Nam
Cờ Mỹ và cờ Triều Tiên, bên dưới là biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau thể hiện tinh thần của cuộc gặp lớn, được treo bên ngoài Nhà khách Chính phủ trên phố Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm.

Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có kinh nghiệm phong phú về chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là một lĩnh vực mà Việt Nam có thể hợp tác, trao đổi với Triều Tiên nếu phía Triều Tiên thấy cần thiết.

Vậy theo Ông, khó khăn nào đang hạn chế tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước hiện nay?

Theo tôi, trước hết, phải giải quyết được vấn đề về các chế tài cấm vận của Liên hợp quốc và của Mỹ cũng như của một số nước khác.

Những lợi ích trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Triều Tiên chỉ hiện thực hóa được khi những biện pháp cấm vận với Triều Tiên được chính thức nới lỏng và đi đến gỡ bỏ. Đặc biệt là cấm vận của Mỹ vì cho dù Liên Hợp Quốc có dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn mà Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận Triều Tiên thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam hay của bất kỳ nước nào cũng phải chấp nhận phương thức hàng đổi hàng — một hình thức rất kém hiệu quả trong quan hệ kinh tế đối ngoại.

Hy vọng từ cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ có những thuận lợi cơ bản để mở ra những cơ hội hợp tác về nhiều mặt giữa Việt Nam với Triều Tiên.

© Sputnik / Taras IvanovHà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều - Sputnik Việt Nam
Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này sẽ mang lại những cơ hội hợp tác mới nào cho Mỹ và Việt Nam?

Quan hệ Mỹ và Việt Nam phát triển rất ấn tượng từ nhiều năm nay. Trong chuyến sang Việt Nam tham dự Thượng đỉnh lần này, Tông thống Donald Trump chắc chắn sẽ dành thời gian để cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam có những thỏa thuận mới giữa hai bên. Đó có thể là việc đẩy nhanh đàm phán để có bản Hiệp định Thương mại mới nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Tiếp theo, Việt Nam là nước đã làm khá nhiều để giảm xuất siêu sang Mỹ, và sau sự kiện này, sẽ có những tiến triển trong việc đàm phán để phía Mỹ chấp nhận một tỷ lệ xuất siêu nhất định của Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ cũng sẽ gia tăng phù hợp với vị thế của nền kinh tế Mỹ và kỳ vọng của Việt Nam.

Cuối cùng đây là dịp để Việt Nam nhắc lại đề nghị Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo nội dung Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam, điều mà đến nay vẫn chưa hiện thực hóa được. Bên cạnh đó, những hợp tác về du lịch, về mở đường bay thẳng sang Mỹ, thống nhất lập trường về Biển Đông,…cũng sẽ được xem xét.

Ông đánh giá như thế nào về mô hình phát triển kinh tế Triều Tiên hiện nay?

Triều Tiên không phải một nền kinh tế đang chuyển đổi, họ đang phải tập trung vào các vấn đề quốc phòng — an ninh. Chính phủ Triều Tiên từng đề nghị Liên hợp quốc nới lỏng viện trợ nhân đạo và một số nhu cầu khác. Chính vì thế, hiện nay họ cũng có những vấn đề khó khăn nhất định về kinh tế.

Tại cuộc gặp ngày 12/6/2018 ở Singapore, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un mới chỉ nhất trí "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" chứ chưa có những bước tiếp theo đáng kể. Do vậy lệnh cấm vận vẫn duy trì và chưa giúp gì đáng kể để Triều Tiên khắc phục những khó khăn kinh tế đang gặp phải.

© Sputnik / Taras IvanovAó phông in hình Trump-Kim
Aó phông in hình Trump-Kim - Sputnik Việt Nam
Aó phông in hình Trump-Kim

Như vậy, theo Ông, Triều Tiên có thể thành công nhất khi áp dụng mô hình kinh tế nào?

Nếu xét trong giai đoạn vừa qua thì có một số ít nước chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường. Trong số ít ỏi đó, Việt Nam là nước có điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội tương đồng nhất với Triều Tiên. Nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần này, lãnh đạo Triều Tiên thăm chính thức Việt Nam, qua đó họ cũng sẽ tìm hiểu những kinh nghiệm của phía Việt Nam. Và chắc chắn, các nhà lãnh đạo các cấp của Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên trong việc này.

Những thành công của Việt Nam cũng là tấm gương để khuyến khích Triều Tiên thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế mà không quá lo ngại tới những hậu quả bất ổn về mặt chính trị-xã hội. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, Triều Tiên hoàn toàn có thể chuyển đổi theo mô hình của Việt Nam. Tuy nhiên, lãnh đạo Triều Tiên cũng còn có thể có những sự lựa chọn khác. Đó là công việc nội bộ và trách nhiệm của họ với vận mệnh đất nước.

Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị, ông đánh giá như thế nào về những lợi ích kinh tế mà Việt Nam đạt được từ việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần này?

Thứ nhất, đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện vị thế quốc tế của mình trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới. Nếu sau sự kiện này, quan hệ giữa hai nước Mỹ-Triều tiếp tục giảm bớt căng thẳng thì uy tín của Việt Nam chắc chắn sẽ được khẳng định với thế giới.

Thứ hai, khi chúng ta được chọn và làm tốt Hội nghị thượng đỉnh này, Việt Nam sẽ thu được những lợi ích kinh tế rõ ràng về du lịch và dịch vụ. Điển hình như thay vì phải bỏ ra cả triệu USD để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế về tiềm năng du lịch, kinh tế, bản sắc văn hóa của Việt Nam, lần này, chúng ta được quảng bá hoàn toàn miễn phí.

Thứ ba, ngoài hơn 3000 phóng viên, nhà báo đến đưa tin về Hội nghị, lượng khách du lịch cũng sẽ gia tăng trước, trong và sau Hội nghị.

Thứ tư, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ở Hà Nội và một số nơi khác có cơ hội bày bán những sản phẩm mới như áo phông in hình Tổng thống hai nước, đồ lưu niệm, nón lá… cho các du khách quốc tế.

Nhưng nói là miễn phí thì cũng không hoàn toàn đúng bởi Thành phố Hà Nội bỏ ra rất nhiều tiền để phục vụ báo chí trong và ngoài nước?

Điều đó là hoàn toàn xứng đáng bởi hình thức mời họ dùng cà phê, phở, trứng, bún chả… cũng là một hình thức quảng bá ẩm thực. Nó giống như khi ta tham gia triển lãm, hội chợ phải mời du khách dùng thử trước khi muốn bán hàng. Lợi ích thu lại sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với số chi phí bỏ ra.

Xin cảm ơn Ông!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала