Ai được lợi từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội?

© REUTERS / Leah MillisTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét, kết quả cuộc họp ở Hà Nội của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un gây nỗi thất vọng và sự hụt hẫng cho phần lớn chính khách và chuyên gia trên khắp thế giới.

Nhiều quan sát viên thấy việc các ông Trump-Kim rời địa điểm tiến hành hội nghị thượng đỉnh mà không ký bất kỳ văn kiện chung nào là sự thất bại.

Họp báo sau cuộc hội đàm của Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Đến Hà Nội, Trump thua ai thắng ai?
Trong ngày đầu tiên của cuộc gặp thượng đỉnh,  từ cả hai bên đều tỏa ra tâm thế lạc quan và khơi niềm hy vọng cho bước đột phá trong quan hệ. Thế mà kết quả cuối cùng hóa ra lại khác. Khó nói chính xác điều gì đã là nguyên nhân khiến cuộc họp thượng đỉnh kết thúc sớm — biết chuyện này phải là người có mặt trong phòng hội nghị hoặc chí ít cũng là nắm được biên bản tốc ký diễn biến sự kiện.  Ở mức độ nhất định, Donald Trump đã đưa ra lời giải thích. Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ lưu ý rằng bản thân ông chưa sẵn sàng đi tới tháo bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt kinh tế  chống Bắc Triều Tiên, như  là Bình Nhưỡng đòi hỏi. "Nói chung, họ muốn dỡ bỏ trừng phạt hoàn toàn, — Trump lý giải. — Tuy nhiên, chúng tôi không thể thực hiện bước đi như vậy. Do đó, chúng tôi buộc phả rời cuộc đàm phán".

Đây là điều có thể đoán trước được. Ngay khi tiến hành các cuộc gặp Mỹ-Triều, phía Bình Nhưỡng đã nhấn mạnh yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống đất nước mình, kể cả để phúc đáp những bước đi do Bình Nhưỡng thực hiện về hướng phi hạt nhân hóa. Nhưng Washington khăng khăng từ chối, không chịu làm như vậy. Trong tình huống đó nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên có cần nhượng bộ hay chăng? Vì cái gì mà ông Kim lại nên phản bội lợi ích của chính nhân dân nước mình chứ?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Truyền thông: Kim Jong-un và Donald Trump đã đồng ý sẽ gặp một lần nữa
Chuyên gia Piotr Tsvetov nhận xét: Tuy vậy cá nhân tôi không thiên về hướng coi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội là hoàn toàn đổ vỡ và vô ích. Chúng ta còn nhớ là hồi mùa thu năm 2017 suýt bùng nổ cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên do những phát ngôn gay gắt của cả hai vị lãnh đạo này. Còn hôm nay họ đang tiến hành  cuộc trò chuyện văn minh, ngoại giao và đưa ra lời khen ngợi nhau trong một khung cảnh không hình thức. Không một ai nói về chiến tranh. Mọi người đều hiểu rằng "hòa bình dẫu mong manh vẫn hơn là cãi vã dù với ý tốt".

Các bên đồng ý tiếp tục thương lượng. Việc mở văn phòng đại diện ngoại giao của Mỹ ở Bình Nhưỡng có thể góp phần thúc đẩy tiến trình, tức là khai thông một kênh giao lưu thường trực để các bên trao đổi quan điểm. Tin này được thông báo trong hội nghị thượng đỉnh.

Thực tế là quá trình đàm phán sẽ được tiếp nối, chứ không phải là leo thang  xung đột, đã là lợi ích quý báu cho sự nghiệp hòa bình trên toàn thế giới.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kim Jong-un tươi cười tạm biệt Trump dù không đạt thỏa thuận
Qua hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này, bên giành phần thắng hơn cả là nước chủ nhà Việt Nam. Ban lãnh đạo và chính quyền của đất nước cùng nhân dân thủ đô đạt thành công về tăng cường uy tín của địa bàn hiếu khách, đảm bảo an ninh tốt xứng tầm tổ chức các sự kiện quốc tế quan trọng. Giả như không có hội nghị thượng đỉnh, cũng sẽ không có cuộc gặp và hội kiến ý nghĩa giữa Tổng thống Donald Trump cùng Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, để củng cố quan hệ Việt-Mỹ thêm một bước mới. Những cuộc hội đàm này không chỉ thuần túy là hoạt động xã giao.  Trong quá trình những cuộc tiếp xúc này, hai bên đã ký những văn kiện thương mại với số tiền lên tới 21 tỷ USD.  Với cảm hứng thành công, Hà Nội đã đề xuất đảm nhận vai trò hòa giải để bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng, như nêu trong  tuyên bố của vị đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала