Vũ khí của cuộc khủng hoảng Caribbean. Tên lửa nào từng suýt chiến tranh hạt nhân?

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhVũ khí của cuộc khủng hoảng Caribbean. Tên lửa nào từng suýt chiến tranh hạt nhân?
Vũ khí của cuộc khủng hoảng Caribbean. Tên lửa nào từng suýt chiến tranh hạt nhân? - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
60 năm trước, vào ngày 4 tháng 3 năm 1959, quân đội Liên Xô đã được trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung R-12. Thời bấy giờ, các đặc điểm của loại tên lửa này là độ chính xác rất cao và đầu đạn có sức tàn phá khổng lồ.

Tính tổng cộng Liên Xô đã sản xuất gần hai nghìn rưỡi quả tên lửa R-12. Tên lửa loại này đã trực chiến đến năm 1990, cho đến khi chúng bị loại bỏ theo các điều khoản của Hiệp ước INF. Sau đây là bài của Sputnik về khả năng chiến đấu của R-12 và vai trò của tên lửa này trong lịch sử thế giới.

Giếng phóng đầu tiên

Tên lửa R-12 được tạo ra trên cơ sở tên lửa tầm trung R-5M đã được trang bị cho quân đội vào năm 1955, R-5M được coi là tên lửa tầm trung đầu tiên của Liên Xô. Nhưng, khi đó Liên Xô chỉ sản xuất 48 quả tên lửa loại này vì đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật của chúng rất khiêm tốn, và quá trình chuẩn bị để phóng cũng khá dài vì tên lửa cần được tiếp nhiên liệu. Do đó, vào tháng 8 năm 1955, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua quyết định về việc tạo ra một tên lửa tầm trung tiên tiến hơn có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở trạng thái mang đủ nhiên liệu và có hệ thống kiểm soát hoàn toàn độc lập. Nhiệm vụ này đã được giao cho Văn phòng thiết kế, đứng đầu là Viện sĩ Mikhail Yangel.

Chế tạo tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô R-1 - Sputnik Việt Nam
Công bố những bức ảnh chế tạo tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô

Tên lửa R-12 một tầng với phần đầu khối đơn đã đáp ứng các yêu cầu này. Tính độc đáo của nó là ở chỗ: các thùng nhiên liệu bên trong lại đặt trước trọng tâm tên lửa. Điều này dẫn đến việc khi nhiên liệu tiêu hao, trọng tâm tên lửa sẽ bị chuyển về phía sau bảo đảm chuyến bay ổn định. Trái tim của R-12 là động cơ tên lửa bốn buồng với các cánh lái khí đốt dùng than chì được lắp trên vết cắt của buồng đốt. Thời đó, tên lửa có độ chính xác khá cao (độ lệch tối đa theo hình trụ tròn xoay có chiều dài là 5 km), mang theo đầu đạn 2,3 megaton và có thể bắn trúng các mục tiêu với diện tích lên tới 100 km2. Đợt phóng thử nghiệm đầu tiên đã tiến hành vào ngày 22 tháng 6 năm 1957, và khoảng một năm sau đó R-12 bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Ban đầu tên lửa được thiết kế cho các bệ phóng trên mặt đất, nhưng, các nhà thiết kế đã phát triển R-12 phù hợp cho hầm phóng. Năm trung đoàn đầu tiên của R-12 với bệ phóng trên mặt đất bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực chiến vào mùa xuân năm 1960, và một trung đoàn R-12 được phóng từ giếng dưới lòng đất  - muộn hơn nhiều — vào đầu năm 1963.

Luận cứ trong cuộc chiến tranh lạnh

Năm 1962, tên lửa R-12 suýt gây chiến tranh. Trong khuôn khổ chiến dịch bí mật Anadyr, một số đơn vị quân đội Liên Xô phải được triển khai ở Cuba, bao gồm 24 bệ phóng và 36 quả tên lửa R-12. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1962, sáu quả tên lửa R-12 đầu tiên đã đến cảng Casilda. Vào ngày15 tháng 9 — thêm tám quả tên lửa nữa. Tổng cộng, đến ngày 24 tháng 10, 36 quả tên lửa R-12 với đầu đạn hạt nhân đã được chuyển tới Cuba. Vào ngày 27 tháng 10, R-12 đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Hoa Kỳ.

cờ NATO và Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn quay trở lại bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 10, phi cơ do thám U-2 của Hoa Kỳ chụp được các vị trí của tên lửa Liên Xô tại Cuba. Người Mỹ đã xác định được loại tên lửa vì một năm trước đó kẻ phản bội Oleg Penkovsky đã chuyển giao cho Hoa Kỳ tài liệu bí mật với hình ảnh của các tên lửa Liên Xô. Vào ngày 16 tháng 10, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã được thông báo về sự hiện diện của các tên lửa R-12 tại Cuba. Cuộc khủng hoảng Caribbean đã bùng nổ. Và chỉ nhờ vào sự kiềm chế và trí thông minh của các nhà lãnh đạo của hai siêu cường — John Kennedy và Nikita Khrushchev — cuộc khủng hỏng này không dẫn đến Thế chiến III. (Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo đều phải trả giá đắt: Kennedy bị giết hại năm 1963, Khrushchev bị lật đổ và bị cho nghỉ hưu vào năm 1964 — ed.).

Tuy nhiên, nhờ chiến dịch "phô trương quyền lực" rất mạo hiểm Liên Xô đã đạt được hầu hết các mục tiêu chính trị-quân sự được vạch ra tại thời điểm đó. Để đổi lấy việc Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba, Hoa Kỳ đã đồng ý tiến hành đàm phán về giải trừ quân bị, và đến cuối năm 1963 Mỹ đã loại bỏ các tên lửa của họ ở Tây Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ công khai tuyên bố từ bỏ kế hoạch dùng vũ lực để lật đổ chính phủ Fidel Castro.

Kể từ năm 1976, tên lửa R-12 lỗi thời bắt đầu được thay thế bằng các hệ thống di động tầm trung RSD-10 Pioneer với tên lửa đạn đạo

hai tầng nhiên liệu rắn (định danh NATO là SS-20 Saber). Theo Hiệp ước INF năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô, tên lửa R-12 phải bị loại bỏ. Vào năm 1989 tất cả tên lửa R-12 đã bị loại bỏ và xử lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала