Ngày 4 tháng 3, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) thông báo rằng, theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump, Washington có ý định ngừng cơ chế ưu đãi thương mại (preferential trade status) đã được cấp cho hai quốc gia này. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến rằng, các hành động của Mỹ có thể thúc đẩy Trung Quốc và Ấn Độ tìm kiếm những phân khúc mới trên các thị trường của họ.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Ấn Độ không đảm bảo rằng, họ sẽ cung cấp quyền truy cập "công bằng và hợp lý" cho các sản phẩm của Mỹ vào thị trường của họ. Đồng thời, Ấn Độ đã áp dụng một loạt các rào cản thương mại gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với thương mại của Hoa Kỳ. Nếu nói về Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ có ý định từ chối miễn thuế nhập khẩu hàng hóa từ nước này vì nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ "chưa phát triển cao". Nước này không còn đáp ứng các yêu cầu cần thiết để cung cấp ưu tiên thương mại.
Cũng như trong trường hợp với Trung Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ dự định điều khiển bằng tay quá trình giảm thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ với Ấn Độ. Năm 2017, thâm hụt hàng hóa, dịch vụ của Mỹ với Ấn Độ là 27,3 tỷ USD. Đồng thời, chương trình Hệ thống ưu đãi tổng thể (GSP) cho phép Ấn Độ miễn thuế với 5,6 tỷ USD hàng xuất khẩu vào Mỹ.
Sự leo thang của những ma sát thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ xảy ra trong điều kiện khi Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách thoát khỏi cuộc chiến thương mại tốn kém giữa hai nước. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang New York và các chuyên gia từ các trừng đại học Princeton và Columbia, cuộc chiến thuế quan của Washington với các đối tác thương mại, đặc biệt với Trung Quốc, khiến các công ty và người tiêu dùng Mỹ phải trả trung bình 4,4 tỷ USD/tháng vào năm ngoái.
Donald Trump quá vội vàng khi thông qua một quyết định mang tính chính trị, — ông Andrei Volodin, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Á-Âu thuộc Viện các vấn đề quốc tế tại Học viện ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết. Ông giải thích thêm rằng, chính quyền Mỹ có thái độ như vậy đối với cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì Washington không hài lòng với quyết định của hai quốc gia này mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga. Tuy nhiên, Mỹ quan tâm đến thương mại với Ấn Độ vì lý do chính trị. Họ cho rằng, thông qua quan hệ kinh tế đối ngoại, Washington có thể lôi kéo Ấn Độ vào lĩnh vực lợi ích của Mỹ, chuyên gia nói:
"Đây là một trò chơi phức tạp, một cuộc đấu đầu. Tất nhiên, Ấn Độ sẽ rút ra kết luận rằng, Mỹ đang ngày càng trở thành một thị trường ít tin cậy hơn do những hạn chế chính trị. Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội này. Bắc Kinh sẽ rút ra kết luận rằng, Mỹ đang mất một phần thị trường Ấn Độ. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng lợi dụng những hành động không nhìn xa thấy rộng của Tổng thống Trump. Các hành động của Trump chống lại Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Cụ thể, Ấn Độ sẽ tích cực tiếp tục chính sách phương Đông và có thể tăng cường quan hệ với Trung Quốc".
Thông tin này từ Washington đã gây ra phản ứng dữ dội chống Mỹ trong xã hội Ấn Độ. Đã vang lên những lời kêu gọi đa dạng hóa quan hệ thương mại: cắt giảm quan hệ với Mỹ, không dựa vào Hoa Kỳ và mở rộng sự hợp tác với các nước châu Á. "Hoa Kỳ đã thực hiện một động thái rất tồi tệ vào thời điểm rất tồi tệ", chuyên gia Nga Alexei Kupriyanov từ Viện Kinh tế Quốc tế và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) nhận xét.
"Đối với Trung Quốc, đây là một cơ hội để cung cấp cho hàng xuất khẩu Ấn Độ một phân khúc thị trường mới. Tức là, giảm sự mất cân bằng thương mại khổng lồ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tình trạng này gấy sự lo lắng của ban lãnh đạo Ấn Độ. Chắc chắn, Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời, ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm — số người thân Mỹ, kể cả trong số các nhân vật cao cấp, sẽ giảm. Và Trung Quốc sẽ chiếm vị trí đó và sẽ củng cố vị thế của mình".