Nhưng còn quá sớm để an tâm — căn bệnh tiếp tục hành hạ các quốc gia EU khác. Tại Cục quản lý Thú y Nhà nước Séc (Státní veterinární spáva R), trước các câu hỏi của Sputnik, họ trả lời rằng vẫn còn mối đe dọa căn bệnh này quay trở lại.
Sau gần hai năm chống chọi, Cộng hòa Séc chính thức công nhận là quốc gia không còn nạn dịch hạch lợn châu Phi. Hơn nữa, nhìn tổng thể, Cộng hòa Séc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thoát khỏi căn bệnh này trên lãnh thổ của mình. Cục quản lý Thú y Nhà nước Séc giải thích: làm thế nào để đạt được điều này?
Theo Petr Majer, phó phát ngôn viên của bộ phận truyền thông đối ngoại, trong cuộc chiến chống căn bệnh này, Cộng hòa Séc đã tuân thủ luật pháp châu Âu hiện hành. Ông cũng nhấn mạnh rằng tại thời điểm nhất định, nước này thậm chí còn làm nhiều hơn (so với khuyến cáo của EU) và đã không hành động như lời khuyên của EU, ví dụ, chỉ khuyến cáo bắn lợn rừng. Majer cho biết: «Như được biết,hành động này là đúng đắn, và dẫn đến thành tựu quốc tế độc đáo của Cộng hòa Séc».
Petr Majer cũng dừng lại cụ thể ở các bước được thực hiện để chống lại sự lây lan của căn bệnh này. Đây là toàn bộ sự kết hợp của các biện pháp thú y đặc biệt, luôn đáp ứng với tình trạng liên tục đánh giá tình trạng lây nhiễm.
«Về tất cả các biện pháp, đã có nhiều cuộc tham vấn liên tục với các bên liên quan khác (kiểm lâm viên, cơ quan quản lý ở chính quyền địa phương, các viện nghiên cứu và xí nghiệp vệ sinh dịch tễ), chưa kể hợp tác với lính cứu hỏa và cảnh sát. Cục Thú y Nhà nước đã liên tục đưa ra gần 40 khuyến nghị thú y độc đáo. Với sự giúp đỡ của các rào cản điện và có mùi vị để đánh dấu xác định những khu vực nguy hiểm. Sau đó, với việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn sinh học, giấy phép săn bắn và bắt lợn rừng dần dần được áp dụng. Để thúc đẩy thợ săn săn lùng ráo riết và tìm kiếm xác chết động vật, có đề xuất các khoản thanh toán cho việc bắn và tìm thấy thú», ông Mejer giải thích.
Majer cũng tập trung chú ý đến thực tế là việc «nội địa hóa» khoanh vùng nhiễm dịch đã góp phần loại bỏ sự lây lan bệnh. Điều này cho phép thực hiện các biện pháp thay thế không dùng đến ở các quốc gia khác trong tình huống tương tự.
«Những biện pháp này đã được chứng minh rất hiệu quả. Đó là, ví dụ, việc lắp đặt các rào cản có mùi thơm và điện, việc chủ ý để lại những cánh đồng không được dọn hoặc dùng lực lượng cảnh sát bắn tỉa để tiêu diệt lợn rừng. Cũng cần lưu ý rằng các cơ quan quản lý tại địa phương đã theo dõi việc thực hiện yêu cầu của họ và thông qua các biện pháp cần thiết»,- Mejer nói.
Khi được hỏi liệu các nhà khoa học Séc có thể tạo ra loại thuốc chữa bệnh dịch hạch lợn châu Phi hay không, phó phát ngôn viên của Cục trả lời như sau:
«Trước tiên, tôi muốn nói rõ rằng đây không phải là về một loại thuốc, mà là về một loại vắc-xin được sử dụng trong chăn nuôi lợn, đôi khi cả lợn rừng. Bản thân các nhà khoa học Séc không làm việc về vắc-xin mà tham gia vào các dự án quốc tế. Theo chúng tôi biết, điều này đã không đạt được ở bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, vào năm 2018, Bộ Nông nghiệp Séc (Ministrystvo zemědělství R) đã khởi xướng các cuộc đàm phán nhằm đạt được sự hỗ trợ tối đa từ các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu trong nghiên cứu phát triển vắc-xin hiệu quả».
— Lukáš Chroustovský (@zajda1985) June 5, 2018
Tuy nhiên, Cơ quan Thú y Nhà nước Séc không loại trừ khả năng dịch bệnh quay trở lại ở nước này. Ở giai đoạn hiện nay, theo đánh giá của giới khoa học, chỉ có thể loại trừ khả năng lây nhiễm vào lãnh thổ Cộng hòa Séc bằng con đường tự nhiên và trong khuôn khổ của quần thể lợn rừng.
«Nguy cơ chính đến từ yếu tố con người. Chúng tôi đã lưu ý nhiều lần rằng với xác suất rất lớn yếu tố này đã góp phần vào sự xâm nhập bệnh tại Cộng hòa Séc vào tháng 6 năm 2017. Vào thời điểm đó, ổ bệnh gần nhất nằm cách khu vực Zlín (Zlínský kraj) hơn 400 km»,- Mejer nói.
Để kết luận, Mayer đề cập đến các biện pháp cần được tuân thủ nghiêm ngặt để ngăn chặn bệnh dịch tái xâm nhập vào lãnh thổ Cộng hòa Séc:
«Ngoài việc quan sát thú y liên tục và tuân thủ các quy tắc an toàn sinh học từ phía những người chăn nuôi lợn và thợ săn, cần thiết thái độ có trách nhiệm đối với các sản phẩm thịt lợn và gia cầm của những người đi du lịch từ các khu vực có ASF hiện diện».