Vụ trẻ nghi nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Bệnh viện đang tận thu của dân?

© Ảnh : Diệp Trương – TTXVNCác phụ huynh đợi xét nghiệm máu cho con tại Trường Mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Các phụ huynh đợi xét nghiệm máu cho con tại Trường Mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàng tỷ đồng mà người dân Thuận Thành chi khi đưa con đi xét nghiệm ký sinh trùng được ví như “ném tiền qua cửa sổ”, không thu được lợi ích gì. Trong khi đó, trên đà “bội thu”, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương đã không quên cơ hội thu tiền bằng những việc tưởng như “làm hài lòng người bệnh’, đó là gửi mẫu xét nghiệm về tận nhà và hẹn khám lại, VOV thông tin.

Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành công văn khẩn cấp yêu cầu dừng xét nghiệm máu tìm sán lợn cho học sinh huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vì phương pháp xét nghiệm elisa này không thể xác định trẻ có đang nhiễm sán hay không, nhưng trong những ngày gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương vẫn cố tình gửi kết quả xét nghiệm về tận nhà và hẹn tất cả phụ huynh đưa con đến khám lại. 

Cán bộ thú y xã Gia Phương huyện Gia Viễn phun thuốc sát trùng phòng dịch tại các hộ chăn nuôi lợn và đường làng ngõ xóm. - Sputnik Việt Nam
FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch tả lợn?

Trong khi đó, nghi vấn thịt lợn nhiễm sán do công ty Hương Thành cung cấp cho 19 trường học trên địa bàn huyện vẫn chưa đủ căn cứ để xác minh, do trường mầm non xã Thanh Khương không lưu mẫu thực phẩm theo quy định.

Dù đã được Bộ Y tế yêu cầu dừng xét nghiệm máu để tìm sán lợn, hàng nghìn gia đình ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vẫn tiếp tục nhận được lịch hẹn tái khám của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương.

Vậy là lo cho sức khỏe thế hệ tương lai, nhiều người dân lại tốn kém đưa con ra Hà Nội. Những trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì chỉ nhận được 1 liều thuốc tẩy giun sán, còn nếu âm tính thì được nhận thuốc bổ và tất cả đều được khuyên tái khám sau vài tháng.

Chị Trịnh Thị Huệ ở xã Song Liễu, huyện Thuận Thành cho biết: “Tôi đưa con đi xét nghiệm máu. Hôm đó đi vào ngày chủ nhật nên mất thêm 150.000 đồng chi phí ngoài giờ. Sau 5 ngày thì có kết quả dương tính. Bệnh viện chuyển phát nhanh kết quả về tận nhà. Hôm qua tôi cho cháu đi khám lại, bác sĩ bảo không làm sao và kê cho cháu 1 liều thuốc tẩy giun sán.”

Bí thư Nguyễn Nhân Chiến - Sputnik Việt Nam
Không còn chứng cứ ở trường học để điều tra vụ học sinh nhiễm sán
Cũng theo chị Huệ, 2 lần đưa con ra Hà Nội khám, xét nghiệm sán lợn tổng chi phí hết hơn 3 triệu đồng, chiếm gần một nửa tháng lương thợ may của chị. Trong đó, chi phí khám xét nghiệm hơn 2 triệu đồng, tiền đi về bằng taxi hơn 1 triệu đồng.

Còn bà Nguyễn Thị Oanh ở thôn Bến Long, xã Song Liễu, Thuận Thành, Bắc Ninh thì cho biết, gia đình phải vay mượn tiền để đưa cháu ngoại đi khám, xém nghiệm.

“Mẹ cháu đưa cháu đi khám, sán lợn thì âm tính nhưng sán chó thì dương tính. Cháu nó xét nghiệm 2 loại tốn 1,8 triệu, chưa kể chi phí xe. Nhà cháu hoàn cảnh cũng phải đi vay tiền”, bà Oanh nói.

Tìm hiểu thực tế tại các xã Thanh Khương, Xuân Lâm, Song Liễu và nhiều xã khác ở huyện Thuận Thành, phóng viên Đài TNVN còn ghi nhận có những người dân đã đưa con đến khắp các bệnh viện công lập và cơ sở y tế tư nhân hàng đầu để xét nghiệm đi, xét nghiệm lại chỉ vì con họ vướng vào hai chữ “dương tính” .

Hàng tỷ đồng mà người dân Thuận Thành chi khi đưa con đi xét nghiệm ký sinh trùng được ví như “ném tiền qua cửa sổ”, không thu được lợi ích gì. Trong khi đó, trên đà “bội thu”, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương đã không quên cơ hội thu tiền bằng những việc tưởng như “làm hài lòng người bệnh’, đó là gửi mẫu xét nghiệm về tận nhà và hẹn khám lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Bộ Quốc phòng - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an điều tra vụ nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh
Còn ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương một mực nói rằng, nguyên nhân dẫn đến cuộc xét nghiệm sán lớn nhất từ trước đến nay là do nhu cầu của người dân.

“Theo tin đồn, mọi người đổ dồn về bệnh viện để khám, xét nghiệm sàng lọc. Người dân có nhu cầu thì chúng tôi xét nghiệm. Dân yêu cầu thì tại sao lại không làm?”, ông Kính nói.

Tuy nhiên, ngay cả những người làm trong ngành y tế cũng cho rằng, thay vì tranh thủ cơ hội để tận thu, lẽ ra các y, bác sĩ phải giải thích cho người dân rằng không cần thiết phải xét nghiệm và có xét nghiệm máu cũng không thể tìm ra sán.

Trước sự “mập mờ, nước đôi” để trục lợi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh  trùng - Côn trùng Trung ương, có ý kiến cho rằng 2 đơn vị này đã không thực hiện đúng theo chức năng truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn về các bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Dung, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thanh Khương cho rằng: “Đó là do bác sĩ giải thích chưa đầy đủ, lại tư vấn cho người dân đi làm nhiều xét nghiệm, khiến người dân cứ nghĩ rằng con mình đã mắc bệnh sán. Chứ ngay từ đầu mà giải thích là bệnh giun sán không cần phải xét nghiệm máu thì người dân sẽ nghe theo”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, có khoảng 4.000 trẻ em ở Thuận Thành, Bắc Ninh đi xét nghiệm sán lợn, chủ yếu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Như vậy chỉ trong hơn 1 tuần, cả 2 đơn này đã thu được từ 4 đến 5 tỷ đồng.

Trẻ đi xét nghiệm sán ở Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam
Không thể dung thứ cho tội ác đưa lợn nhiễm sán, gà thối cho trẻ ăn: "Quá độc ác!"
Theo Tiến sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng thì đây là mặt trái của việc bệnh viện được tự chủ về tài chính, đi ngược lại với mục tiêu  "nền y tế vì dân".

 “Khi nói về vấn đề này, tôi rất đau lòng về tình trạng lạm dụng xét nghiệm, dùng xét nghiệm, kiến thức y học, lẽ ra để phục vụ phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thì lại được cơ sở y tế công sử dụng để gây sợ hãi trong nhân dân, kéo dân đến với dịch vụ y tế, với mục tiêu chính là để thu tiền. Không thể để tình trạng công tư lẫn lộn trong hệ thống y tế công lập hiện nay, chạy theo mục tiêu kinh tế, chạy theo đồng tiền, đẩy y tế công quay sang thu của người dân. Mục tiêu của nền y tế vì dân đang bị chuyển sang vì tiền. Vụ xét nghiệm sán lợn ở Bắc Ninh chỉ là một vụ việc điển hình”.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Tuấn, hiện nay bệnh viện được tự chủ tài chính, trong khi Bộ Y tế vẫn chưa ban hành đầy đủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám chữa bệnh, hướng dẫn điều trị để đảm bảo việc chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp, kê đơn thuốc đảm bảo hợp lý.

Chưa kể khi bệnh viện được tự chủ tài chính, càng khó kiểm soát việc liên kết với tư nhân để nâng giá dịch vụ xã hội hóa, và người chịu thiệt thòi chính là bệnh nhân. Qua cuộc xét nghiệm sán lợn này, dư luận mong muốn Bộ Y tế không chỉ dừng lại ở việc muộn màng ban hành công văn yêu cầu dừng xét nghiệm sán lợn như vừa qua mà phải mạnh tay chấn chỉnh tình trạng bệnh viện lạm thu, coi người bệnh là “con mồi” và ở góc độ nào đó, đi ngược lại mục tiêu của "nền y tế vì dân".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала