Nâng điểm như con Bí thư Tỉnh ủy: 3 câu hỏi cần trả lời

© Sputnik / Taras Ivanovsinh viên chuẩn bị tham dự kỳ thi
sinh viên chuẩn bị tham dự kỳ thi  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc con lãnh đạo, công chức ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La được nâng điểm liên quan tới uy tín cán bộ, nên cơ quan chức năng phải tìm hiểu thật kỹ để xử lý nghiêm minh, - Vietnamnet phản ánh.

Biến 0 thành 9 điểm: "Không học sinh chuyên Toán nào giải được"

"Cơn sóng" bất bình với những người lớn liên quan đến gian lận thi THPT quốc gia 2018 xôn xao tới mức, tại hội thảo "Cơ chế Kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước góp phần phòng, chống tham nhũng" diễn ra tại Hà Nội ngày 11/4, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã phải thốt lên: "Việc biến điểm từ 0 thành 9 "là một bài toán mà không một học sinh chuyên toán nào giải được".

Ông khẳng định: Sự việc ở Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La vừa rồi được coi là vi phạm thi cử hay là tham nhũng, và sâu hơn nữa là tham nhũng quyền lực, bởi họ đang xây dựng những bậc thang dựa trên sự giả dối, tiền bạc cho thế hệ tương lai của họ. Đây không đơn thuần chỉ là câu chuyện từ 0 điểm, 0,2 điểm và 0,25 điểm nâng lên thành 27 điểm nữa.

Thí sinh dự thi - Sputnik Việt Nam
Gian lận thi cử ở Hà Giang: khởi tố thêm 2 phó giám đốc Sở GD-ĐT

Trao đổi với VietNamNet, Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc “đổi trắng thành đen” điểm thi ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin xã hội, làm lệch lạc năng lực cán bộ về sau.

Nhìn nhận vụ gian lận này là tham nhũng, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM phân tích: Bộ Chính trị đã có quy định là Đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội; do vậy cần phải xử lý nghiêm cán bộ có con được nâng điểm, cán bộ nâng điểm.

"Căn cứ vào những quy định này, tham nhũng trong giáo dục phải xử lý nghiêm và triệt để" - TS. Nghĩa nhấn mạnh.

3 câu hỏi bố mẹ "không biết, không quan tâm" cần trả lời

Trong số 222 thí sinh của Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình được nâng điểm, đã xuất hiện những thông tin bước đầu về gia thế của phụ huynh.

Một số thí sinh được hưởng điểm "khống" này vẫn theo học tại các trường ĐH bình thường (do mức điểm thi THPT quốc gia thật sau khi trả về của họ vẫn đủ để xét tuyển đại học).

Còn lại, những trường hợp điểm thật thấp hơn điểm trúng tuyển thì đang được xử lý để "trả về địa phương". Phần nhiều trong số đó vẫn đang được giữ kín danh tính.

Một số cán bộ có con được nâng điểm khi được báo chí hỏi đều phủ nhận việc mình can dự vào sự việc.

Trước đó, khẳng định với VietNamNet, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh xác nhận con gái của ông có trong danh sách nâng điểm, nhưng ông không biết và không chỉ đạo việc này và thông tin thêm, con gái ông có kết quả học tập tốt ở trường phổ thông, và mức điểm thật cũng lên tới hơn 20 điểm của tổ hợp 3 môn. Ông Vinh suy đoán "có thể người ta mượn cái việc đấy để nâng thêm điểm".

Học sinh người Việt - Sputnik Việt Nam
Không công bố điểm thí sinh ở Hòa Bình, có công bằng với thí sinh ở Hà Giang?

Còn phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) cho hay bản thân "không quan tâm" đến việc con bị hạ điểm thi THPT quốc gia. Con gái ông hiện cũng đủ điểm thật của tổ hợp 3 môn xét tuyển và hiện đang học tại Trường ĐH Luật Hà Nội.

Vợ của một PGĐ Sở GD-ĐT Hà Giang - có con cũng nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm - khẳng định “Việc nằm trong danh sách được nâng điểm chính cháu cũng không biết và gia đình chúng tôi càng không có chủ trương, sắp xếp”. Con trai bà có mức điểm thật cũng đủ vào một trường đại học dân sự khá tốt.

Ngoài ra, ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, còn rất nhiều thí sinh được nâng điểm là con cán bộ ngành giáo dục, ngành thuế, công an..., nhưng những phụ huynh này hiện chưa lên tiếng.

Nữ sinh Học viện CSND. - Sputnik Việt Nam
Phát hiện một dân biểu có liên quan gian lận thi quốc gia ở Hà Giang

Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, bình luận nếu thật sự các quan chức, cán bộ kia không chủ đích nâng điểm cho con mình, thì khi có kết quả chấm thẩm định, cũng cần phải gương mẫu trong việc xử lý.

"Đầu tiên, họ phải công nhận điểm của con em mình và chấp nhận mức điểm đó để tìm hướng giải quyết. Tiếp đến, cần chỉ đạo xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng đến mình".

“Nếu không liên quan, vẫn phải làm rõ động cơ nào khiến con họ được nâng điểm. Còn nếu thấy có dấu hiệu họ chủ đích gian lận thì xử lý như tất cả các phụ huynh khác. Ngoài xử lý theo pháp luật cần xử lý về mặt Đảng vì chắc chắn những phụ huynh đó là Đảng viên” - ông nói.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phỏng đoán: "Đây có thể là chuyện tình ngay - lý gian, nhưng tại sao vì hầu hết việc nâng điểm đều rơi vào cán bộ lãnh đạo dù to hay nhỏ, tới lãnh đạo trong ngành giáo dục?".

Theo ông Nhưỡng, chính những cán bộ này phải trả lời 3 câu hỏi.

Thứ nhất, vì sao nâng điểm cho con họ mà không nâng điểm cho những đối tượng yếu thế hơn như con em nông dân, gia đình có hoàn cảnh...?

Thứ hai, việc nâng điểm này tước đi cơ hội của người khác thì giải quyết như thế nào, bản thân họ nghĩ ra sao?

Thứ ba, việc nâng điểm thi nảy sinh những hệ lụy rất xấu đối với nền giáo dục Việt Nam, đến uy tín của Đảng, Nhà nước thì chính họ nên giải quyết như thế nào? 

Đồng tình quan điểm này, ông Phạm Tất Thắng cũng yêu cầu cần phải làm rõ trách nhiệm của mỗi người.

“Những người có con cháu được nâng điểm đều có vị trí trong xã hội. Cũng có thể bản thân họ đã tác động bằng quan hệ, vị trí hoặc tiền tài, nhưng cũng có thể do cấp dưới sửa điểm cho con họ để lấy lòng, xu nịnh… Vấn đề này liên quan tới uy tín cán bộ nên cơ quan chức năng phải tìm hiểu thật kỹ để xử lý nghiêm minh”.

Đề nghị khởi tố vụ án

Theo đại biểu Nhưỡng, khi xử lý những cán bộ liên quan tới gian lận điểm thi phải đối chiếu, rà soát với các quy định của pháp luật, bao gồm Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hình sự. Việc xử lý tùy tình chất mức độ hành vi, vi phạm chứ không áp đặt.

"Phải khởi tố cả vụ án. Cá nhân nào sai phạm thì khởi tố bị can, nếu không sai phạm về hình sự mà vi phạm hành chính thì xử lý hành chính. Việc xử lý phải nghiêm, đảm bảo công bằng, không có chuyện xử lý người này mà không xử lý người khác. Với những trường hợp cán bộ phủ nhận không biết cũng phải làm rõ ràng có hay không. Điều này phải có các khâu như điều tra, kiểm tra, giải trình” - ông Nhưỡng đề xuất.

Ông Nhưỡng cho rằng, gian lận điểm thi liên quan tới hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy đinh nên phải truy tới cùng, làm đầy đủ, công bằng theo tính chất mức độ để xử lý.

"Làm sao đúng người đúng tội, không bỏ lột tội phạm, không bỏ sót người, lọt tội" - ông nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала