“Nếu được chấp thuận vào vị trí này, tôi sẽ gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ để đưa ra quyết định đúng đắn về S-400. Thổ Nhĩ Kỳ tạo nguy hiểm cho việc tham gia chương trình F-35 và có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. Nếu họ mua S-400 từ Nga, Hoa Kỳ sẽ không bán Patriot cho Ankara”, ông Satterfield nói.
Yusuf Tuncer, bình luận về tuyên bố này, nhấn mạnh mọi thứ đều cho thấy trong tương lai “những lời phát biểu về sự răn đe từ Hoa Kỳ chống lại Ankara sẽ tiếp tục và gia tăng cường độ”.
“Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã mệt mỏi với những lời hoa mỹ của phương Tây, và đi theo con đường tạo dựng các liên minh mới và xây dựng sự cân bằng quyền lực mới. Tôi tin rằng có thể đạt được điều này trong quan hệ với các nước trong khu vực. Đặc biệt, nhiệm vụ cấp bách nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ lúc này là xây dựng sự cân bằng trong mối quan hệ với Nga, Iran, Iraq, Syria, Azerbaijan, nghĩa là chủ yếu với các nước Tây Á, và nếu suy nghĩ rộng rãi hơn, thì với Trung Quốc”, - ông nhấn mạnh.
“Đề xuất từ các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ - Marco Rubio và Bob Menendez -, những người đang thúc đẩy một dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ tại Thượng viện, có thể được nhìn thấy trong tất cả các dự luật định hướng chống Iran. Chiến lược của Mỹ, như chúng ta thấy, không thay đổi – cũng các biện pháp trừng phạt đó, cũng sự đe dọa đó "phá hủy nền kinh tế". Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng chiến lược dựa trên điều này. Chúng tôi có một kẻ thù chung, và điều này đòi hỏi các bước phối hợp chung của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria. Các điều kiện địa chính trị tự đặt ra nhu cầu này”, Yusuf Tuncer giải thích.
Theo ông Tuncer, các mối đe dọa và áp lực của Washington đối với Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu liên quan đến thực tế quyết định mua S-400 của Ankara là sự lựa chọn chiến lược.
“Từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, S-400 không chỉ là việc mua vũ khí, đó còn là một lựa chọn chiến lược. Chúng tôi không xem xét vấn đề này, mà chỉ dựa trên những cân nhắc về loại vũ khí nào tốt hơn hay xấu hơn. Việc mua S-400 là một bước đi chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ hiểu điều này và do đó bắt đầu gia tăng áp lực đối với chúng tôi. Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với các mối đe dọa kinh tế, khủng hoảng. Đất nước chúng tôi quyết tâm vượt qua tất cả những khó khăn này. Trong chính sách đối ngoại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể chống lại những thách thức này bằng cách tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực”, ông kết luận.