Bắt đầu cưỡng chế ở Sóc Sơn: Không có nhà Mỹ Linh

© Ảnh : VietnamnetDiva Mỹ Linh bên ông xã Anh Quân
Diva Mỹ Linh bên ông xã Anh Quân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan chức năng bắt đầu cưỡng chế 20 công trình vi phạm đất rừng ở thôn Lâm Trường nhưng nhà ca sỹ Mỹ Linh không có trong danh sách này, báo Đất Việt thông tin.

Ngày 25/4/2019, lực lượng chức năng UBND huyện Sóc Sơn - TP. Hà Nội vẫn đang tiếp tục cưỡng chế 20 công trình thuộc thôn Lâm Trường, xã Minh Phú nằm trong danh sách vi phạm đất rừng giai đoạn 2017 - 2018.

ĐBQH Dương Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Vụ "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Không có gì lọt qua mắt nhưng mà có những cái lọt qua tay

Trong đó, 7 công trình sẽ bị cưỡng chế xong từ nay đến ngày 30/4, 13 công trình còn lại sẽ cưỡng chế trong tháng 5/2019, dự kiến hoàn thành trước ngày 13/5.

Tại đợt cưỡng chế này, không có tên của gia đình ca sỹ Mỹ Linh. Mặc dù, trước đó, lãnh đạo Thanh tra TP. Hà Nội cho biết, phần lớn diện tích nhà của nữ ca sỹ này nằm trong quy hoạch rừng nhưng UBND xã Minh Phú.

Việc cấp sổ đỏ của cơ quan chức năng cho vợ chồng ca sỹ Mỹ Linh cũng trái quy định.

© Ảnh : ZingKhuôn viên nhà vườn của ca sĩ Mỹ Linh.
Bắt đầu cưỡng chế ở Sóc Sơn: Không có nhà Mỹ Linh - Sputnik Việt Nam
Khuôn viên nhà vườn của ca sĩ Mỹ Linh.

Trao đổi với Đất Việt, một cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong đợt cưỡng chế này cho biết, vi phạm của nhà ca sỹ Mỹ Linh vào năm 2009, không thuộc giai đoạn 2017 - 2018 nên không có tên trong danh sách cưỡng chế đợt này.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam
Vì sao kết luận thanh tra đất Sóc Sơn của Hà Nội khác Thanh tra Chính phủ?

Trong đợt cưỡng chế này, danh sách chủ yếu là nhà dân còn những khu nghỉ dưỡng sẽ được xem xét cưỡng chế trong giai đoạn sau.

Trong 2 ngày 23 - 24/4/2019, lực lượng đã phá dỡ được 3 công trình nhà dân với diện tích khoảng hơn 100m2.

Điều này khiến cho nhiều người dân có trong danh sách đợt cưỡng chế đang thực hiện thấy không hài lòng. Theo họ, những vi phạm tồn tại lâu hơn cần được xử lý trước.

"Chúng tôi được thông báo thời gian cưỡng chế nên đã chủ động chuyển đồ đạc đi từ mấy ngày hôm nay. Quan điểm chung là không chống đối, chỉ có điều thấy khó hiểu là sao những công trình vi phạm lâu hơn lại chưa được xử lý, hay xử lý sau nhà của chúng tôi" - một người dân có nhà bị cưỡng chế hôm 24/4 nói.

Các công trình lớn đã được xây dựng nham nhở giữa khu vực đồi rừng - Sputnik Việt Nam
Ai 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn ra nông nỗi này?

Giữa tháng 3/2019, Thanh tra TP. Hà Nội đã ban hành kết luận thanh tra, nêu rõ  từ năm 2006 đến nay, địa bàn huyện Sóc Sơn có gần 1.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng, xâm phạm đất rừng, riêng ở xã Minh Phú và xã Minh Trí có 659 công trình vi phạm.

Danh sách những cá nhân phải chịu trách nhiệm về vi phạm ở Sóc Sơn suốt hơn 10 năm qua lên tới con số cả trăm người.

Ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết:

“Trong số đó có cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý, có những cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý. Chúng tôi sẽ tổng hợp để báo cáo với Ủy ban kiểm tra Thành ủy để có kế hoạch xử lý sớm theo đúng chỉ đạo của thành phố".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала