Theo dữ liệu thu thập từ 189 nước, nếu năm 1990 mỗi người trong độ tuổi từ 15 đến 99 sử dụng trung bình 5,9 lít tương đương với cồn nguyên chất, thì năm 2017 con số này đã tăng lên 6,5 lít. Nếu nhịp độ tiêu thụ hiện tại vẫn duy trì cho đến năm 2030, chỉ số dự kiến sẽ tăng 17% và đạt mức 7,6 lít.
Nguyên nhân của tình trạng gia tăng tiêu thụ rượu được cho là đà gia tăng dân số nói chung, cũng như mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng lên.
Tuy nhiên, các chỉ số khác nhau rất nhiều tùy theo khu vực. Chẳng hạn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam ghi nhận gia tăng đáng kể trong việc tiêu thụ đồ uống có cồn, còn ở các nước Đông Âu thì ngược lại, cư dân uống ít hơn, - báo The Guardian đưa tin dẫn nguồn từ một nghiên cứu.
“Trước năm 1990, phần lớn rượu được tiêu thụ ở các nước có thu nhập cao, trong đó mức tiêu thụ rượu cao nhất là ở châu Âu. Tuy nhiên, sơ đồ này đã thay đổi đáng kể cùng với sự giảm mạnh tiêu thụ rượu ở Đông Âu và gia tăng lớn ở hàng loạt nước với thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam”, - báo dẫn nhận xét của ông Yakov Mantei lãnh đạo nhóm nghiên cứu từ Viện Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý trị liệu ở Dresden.
Lượng tiêu thụ rượu ở Azerbaijan, Nga, Anh và Peru đã giảm đáng kể vào giai đoạn nghiên cứu. Trong số các nước riêng biệt mức uống rượu tối đa ghi nhận ở Moldova (15 lít cồn nguyên chất trên mỗi đầu người một năm) và thấp nhất - ở Kuwait (0,005 lít).
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nếu tiếp diễn xu hướng hiện nay thì đến năm 2030, 40% người sẽ kiêng rượu, một nửa sẽ uống và 23% sẽ dùng rượu tổi thiểu mỗi tháng 1 lần. Để so sánh, năm 2017, những chỉ số này lần lượt là 43%, 47% và 20%, - báo CBC lưu ý.
Dữ liệu nghiên cứu cho biết, 45% lượng tiêu thụ rượu đã đăng ký là đồ uống có cồn mạnh, 15% là bia, và 12% - rượu vang.