Vì sao ông Trump quyết "đánh" Trung Quốc dữ dội nhưng lại cởi mở với Việt Nam?

© AP Photo / Susan WalshTổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không, Trí Thức Trẻ dẫn bình luận của Bloomberg nhận định.

Nghịch lí của ông Trump?

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Vì sao ông Trump yêu Việt Nam đến thế?

Theo Bloomberg, đối với Mỹ, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung về mặt kinh tế và văn hóa. Cả 2 quốc gia đều sản xuất nhiều mặt hàng giá rẻ, tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ, nhân công dồi dào, nhận nhiều thặng dư thương mại và cẩn trọng trong việc mở cửa các nền công nghiệp nhạy cảm cho nước ngoài. Ngoài ra, 2 nước đều từng có thời kì mâu thuẫn với Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử. 

Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc là nước bị Mỹ áp thuế nặng nề, còn Việt Nam thì không.

Với mong muốn giảm chi phí sản xuất, các công ty từ Nike (hãng quần áo và dụng cụ thể thao thương mại) tới Ikea (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới) đã bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng liên tục trong 6 năm liên tiếp; tăng trưởng kinh tế đạt ngưỡng 7%; và chính phủ đã giảm bớt một số rào cản đối với sở hữu nước ngoài ở Việt Nam. Đây là những lí do để đất nước này được nhiều chuyên gia nhận định là "người chiến thắng" trong chiến tranh thương mại.

© AP Photo / Hau DinhSách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam
Vì sao ông Trump quyết đánh Trung Quốc dữ dội nhưng lại cởi mở với Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Sách về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại một cửa hàng ở Hà Nội, Việt Nam

Và điều đó cũng đặt ra câu hỏi là tại sao mặc dù có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại không bị tổng thống Trump và đội ngũ kinh tế của ông áp thuế quan "dữ dội". 

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hai lần gọi tên Việt Nam: Donald Trump khiến thị trường dậy sóng

Nếu một quốc gia "ít nguy hiểm" như Đức - với nhân công giá cao, chính phủ dân chủ và sử dụng đồng tiền chung - vẫn bị Mỹ đánh thuế, thì rõ ràng Việt Nam không thể không bị ông Trump liệt vào "danh sách đen". 

Lợi thế của Việt Nam

Chuyên gia tại Bloomberg lí giải rằng, điều khiến Việt Nam thoát khỏi thuế quan có lẽ là quy mô của nền kinh tế và xã hội. Việt Nam có khoảng 100 triệu dân - gần như ngang bằng với Philippines - và GDP là 224 tỉ USD (năm 2018). 

Hay nói ngắn gọn: Việt Nam không phải là Trung Quốc, về địa chính trị, nhân khẩu học, kinh tế hay quân sự, và không phải là một mối lo tới lợi ích chiến lược của Mỹ. Trong những năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Môi trường sản xuất kinh doanh ở Việt Nam ngày càng nóng lên.

© REUTERS / KhamNhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam
Vì sao ông Trump quyết đánh Trung Quốc dữ dội nhưng lại cởi mở với Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Nhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam

Các công ty Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là Trung Quốc đã tăng cường khảo sát và tìm kiếm các địa điểm ở Việt Nam để thoát khỏi cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt giữa Washington và Bắc Kinh. 

Sáng 27/2/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, được tổ chức trong 2 ngày 27-28/2/2019 tại Thủ đô Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Trump lo sợ chủ nghĩa xã hội nhưng khâm phục nước CHXHCN Việt Nam

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại liệu các cảng biển và tuyến đường bộ của Việt Nam có thể chịu được lưu lượng giao thông lớn; liệu nhân công có đủ kĩ năng cần thiết; và liệu giá đất có đang tăng quá nhanh hay không.

Nếu so với Trung Quốc, kinh tế của Việt Nam vẫn chưa quá lớn. Nhưng Bloomberg cho rằng, mô hình phát triển và chiến lược của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc.

Mỹ đã từng coi Trung Quốc là cơ hội đầu tư "trăm năm có một". Hàng loạt nhà đầu tư và lãnh đạo kinh tế đã tuyên bố rằng Trung Quốc là địa điểm tuyệt vời để kinh doanh. Những vấn đề chính trị đã là quá khứ - và cách khai thác kinh tế của phương Tây sẽ giúp quan hệ các nước trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ngày nay mọi thứ đã khác với Trung Quốc.

Điều tương tự có thể sẽ xảy ra với Việt Nam. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến đầy hứa hẹn với tất cả các nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала