Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng

© Flickr / Michael RansburgRắn
Rắn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những huyền thoại quanh núi cấm thì nói rằng, rắn hổ mây to lớn hơn nhiều, thân to bằng cây thốt nốt, có khả năng nuốt chửng cả bò, trâu, người, thậm chí cả voi, phóng sự của VTC News cho biết.

Mấy ngày này, người dân cả nước xôn xao với việc một doanh nghiệp khi hoạt động xây dựng, đã bắt được cặp rắn hổ mây khổng lồ nặng 60 kg, tức mỗi con khoảng 30kg, dưới chân núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Nhìn qua hình dáng, có thể thấy, rắn hổ mây theo tên gọi miền tây, chính là rắn hổ chúa.

Cặp rắn nặng 60kg, dài đến 7m ở Núi Cấm, An Giang - Sputnik Việt Nam
An Giang: Cặp rắn "khủng" ở núi Cấm đúng là hổ mang chúa cực độc

Những huyền thoại về rắn hổ mây, khiến dãy Cấm Sơn thêm phần huyền bí, hấp dẫn. Rắn hổ mây là loài vật hấp dẫn nhất trong những câu chuyện đường rừng miệt thứ.

PV VTC News về núi Cấm, ghi lại những câu chuyện 3 thực 7 hư, về loài rắn huyền thoại này.

Bộ đội xả súng giết rắn khổng lồ

Những ngày này, lang bạt miền Tây, tới đâu tôi cũng được nghe chuyện về rắn hổ mây khổng lồ. Tuy nhiên, loài rắn khổng lồ này thường gắn với 3 địa danh là vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc tỉnh An Giang, rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và rừng U Minh Thượng và Phú Quốc (Kiên Giang). Những vùng đất rộng lớn này vẫn còn rừng rậm, hang hốc, và theo khẳng định của những người sống quanh đó, thì nó vẫn là địa bàn cư ngụ, ẩn nấp của rắn khổng lồ.

Những quả núi vùng Thất Sơn luôn huyền bí. Đỉnh núi Cấm đột khởi từ vùng đất phẳng lỳ miền Tây luôn ẩn chứa những câu chuyện kỳ bí, lạ lùng nhất. Rắn hổ mây cũng là loài bí ẩn từ nhiều trăm năm nay.

Cặp rắn hổ mây bắt được ở Núi Cấm, An Giang - Sputnik Việt Nam
Chi cục trưởng Kiểm lâm An Giang: Đề nghị tịch thu cặp rắn hổ mây nặng gần 60kg

Anh xe ôm Đoàn Hoàng Quân (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) một hai khẳng định rằng, rắn hổ mây là thứ có thực, chứ không phải huyền thoại. Đỉnh núi Cấm này con gì cũng to, cũng lớn, chứ chẳng riêng gì rắn hổ mây. Theo anh, cặp hổ mây mới bắt được, chỉ là loài những con hổ mây quá nhỏ bé, không xứng với hổ mây thực sự ở vùng đất này.

Những loài rắn khổng lồ có thực, đã bắt được nhiều, rất lớn, là trăn nưa (một loài giống trăn, nhưng có 5 lỗ mũi, gồm 2 mũi thật, 5 giả). Những con nưa khổng lồ, nặng 200-300kg người dân trong vùng bắt được suốt. Ngay mới đây, người ta cũng bắt được con trăn nặng hơn 100kg, bị kiểm lâm thu giữ, đem thả lại núi Cấm.

© Ảnh : VTCNewsAnh Hoàng Quân khẳng định đã tận mắt nhìn thấy rắn hổ mây khổng lồ
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng - Sputnik Việt Nam
Anh Hoàng Quân khẳng định đã tận mắt nhìn thấy rắn hổ mây khổng lồ

Còn về rắn hổ mây, anh Quân khẳng định rằng, bản thân anh từng tận mắt chứng kiến bộ đội đóng quân ở núi Cấm đã bắn chết một con hổ mây khổng lồ, nặng khoảng 300kg (?!).

Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một tiểu đội lính hò dô kéo xác một con hổ mây khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng tới 15m, căng con rắn ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh.

rắn hổ mang - Sputnik Việt Nam
Bắt được cặp rắn hổ mang 'khủng' gần 60kg dưới chân núi Cấm

Anh chàng Quân khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con hổ mây, một vòng tay mà không hết thân của nó. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già. Mấy anh bộ đội dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả làng. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết.

Theo một số cụ già, từng hiểu biết rất rõ về rắn hổ mây, thì với trọng lượng này, nó đủ sức nuốt chửng 5 người trưởng thành. Đúng là một con quái vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết.

Sau vụ tận mắt chứng kiến đó, bản thân anh Quân cũng được nghe kể nhiều về rắn hổ mây, nhưng chưa có duyên được gặp lại lần nữa. Anh Quân lấy danh dự của một nhà giáo để khẳng định rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải huyền thoại (?!).

© Ảnh : VTCNewsBiểu tượng rắn khổng lồ xuất hiện khắp các ngôi chùa ở An Giang.
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng - Sputnik Việt Nam
Biểu tượng rắn khổng lồ xuất hiện khắp các ngôi chùa ở An Giang.

Anh Đoàn Hoàng Quân vốn là cán bộ xã An Hảo (Tịnh Biên). Làm công việc ở xã nản quá, chơi nhiều hơn làm, nên anh đi học ngành sư phạm, rồi làm thầy giáo gõ đầu trẻ. Anh xung phong nhận dạy những lớp 135, ở những vùng xa xôi, khó khăn. 38 tuổi mới lấy vợ. Nhưng vợ khó đẻ, con lại nhỏ, hiếm hoi một đứa, nên anh bỏ nghề giáo, ở nhà giúp vợ kinh doanh.

Vợ chồng anh dựng nhà ngay chân núi Cấm, mặt con đường hành hương của du khách lên đỉnh núi. Ông cựu nhà giáo tranh thủ kiếm sống thêm bằng công việc xe ôm. Để làm chứng có những chuyện anh kể về rắn khổng lồ, anh Quân vòng ngang rẽ dọc dẫn đi gặp nhiều nhân chứng, được nghe kể nhiều chuyện ly kỳ, huyễn hoặc về loài rắn khổng lồ hổ mây.

Hồn bay phách lạc vì gặp rắn khổng lồ

Chị Mai Thị Nguyệt nổi tiếng cả vùng núi Cấm không phải vì tài sắc hơn người, hay làm được chuyện kinh thiên động địa gì, mà chỉ bởi vì chị từng chạm mặt rắn hổ mây khổng lồ. Chị Nguyệt là cán bộ phụ nữ ấp Vồ Dầu, nằm lưng chừng núi Cấm, thuộc xã An Hảo.

Người đàn ông cầm con rắn 6,8kg ở khu vực huyện Vân Hồ (Sơn La) - Sputnik Việt Nam
Kiểm lâm Sơn La thông tin chính thức vụ dân bắt rắn hổ mang chúa dài hơn 2m, nặng hơn 6kg

Chị Nguyệt vốn ở xứ khác, nhưng lấy chồng rồi theo chồng về định cư ở vùng rừng rú này. Chị vốn chỉ biết làm nông, nhưng nhà chồng có nghề thuốc, nên ngoài lúc lên rẫy, chị vào rừng hái thuốc cho chồng. Cha chồng chị Nguyệt thường dặn con cháu rằng, khi vào rừng, thì phải quan sát rắn rết, vì rắn ở Thất Sơn toàn loại khổng lồ, cực độc. Họ vào rừng cũng luôn phải giắt theo thuốc trị độc rắn gia truyền. Tuy nhiên, nếu gặp rắn hổ mây, hoặc con nưa khổng lồ, nặng vài trăm ký, thì thuốc trị độc trở nên vô dụng, vì chúng chỉ táp một cái, thì cơ thể 50-70kg của con người sẽ chui tọt vào dạ dày.

Theo kinh nghiệm của những người đi rừng, hái thuốc, thì khi vào rừng, tuyệt đối không được nhắc đến hai từ “con rắn” và “con nưa”. Bởi theo họ, nếu nhắc đến tên, lại gọi loài linh vật khổng lồ này là “con” thì ngay lập tức nó sẽ xuất hiện và vô cùng giận dữ, sẽ nuốt chửng con người.

© Ảnh : VTCNewsChị Nguyệt gánh hàng lên núi Cấm
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng - Sputnik Việt Nam
Chị Nguyệt gánh hàng lên núi Cấm

Không chỉ chị Nguyệt, mà bất kỳ ai ở vùng Bảy Núi, khi vào rừng sâu, đều không bao giờ hé răng giễu cợt gọi rắn hổ mây và nưa là “con”. Nếu cần thiết lắm, thì phải kính cẩn xưng lạ “ông rắn, ông nưa”. Mỗi khi gặp rắn khổng lồ, thậm chí là rắn nhỏ, người đi rừng nơi đây cũng tin rằng, cứ kính cẩn xưng “ông”, rằng: “Ông rắn cho con đi nhờ với ạ”, là lập tức rắn độc bò đi, nhường con đường bé xíu, dốc dác cho người đi rừng.

Chuyện người dân kính cẩn gọi là “ông rắn, ông nưa” là hoàn toàn có thật. Trong các cuộc trò chuyện với người dân vùng này, mỗi khi tôi nhắc đến chữ “con”, họ đều nhắc nhở. Chuyện này cũng tương đồng với mô-tip ngư dân vùng biển, thì gọi cá voi là cá ông.

Theo chị Nguyệt, xưa kia, vùng Thất Sơn này có lắm đạo sĩ ẩn tu. Họ trồng những phương thuốc quý trong rừng, trên núi cao. Họ luyện cặp hổ mây khổng lồ, để chúng canh chừng vườn thuốc, giống như nuôi chó giữ nhà. Cặp hổ mây hàng ngày luyện võ, đọc kinh, tu hành cùng đạo sĩ. Thậm chí, rắn khổng lồ cũng dạy không ít bài võ rắn cho các đạo sĩ. Chính vì thế, loài hổ mây ở núi Cấm được coi là loài đã thành tinh. Vì chúng là loài đã thành tinh, nên con người nơi đây cung kính chúng như vậy cũng là điều dễ hiểu.

Trong những ngày lang thang ở miền Tây, tôi gặp không ít đền, chùa, miếu mạo thờ rắn khổng lồ. Trong một ngôi miếu thờ đạo sĩ Thất Sơn, ở núi Sam, thuộc thành phố Châu Đốc (An Giang) thờ một cặp rắn, mà tương truyền, cặp rắn này tu cùng đạo sĩ trên đỉnh núi Sam huyền thoại. Trong hầu hết những ngôi chùa Khmer quanh vùng núi Cấm, đều thờ những con rắn khổng lồ. Những con rắn khổng lồ có mấy đầu luốn lượn ở cổng chùa khiến không ít người chưa từng thấy phải khiếp vía.

Rắn hổ chúa nôn ra thằn lằn - Sputnik Việt Nam
Rắn hổ chúa nôn ra thằn lằn

Trở lại câu chuyện của chị Mai Thị Nguyệt. Ấy là một lần, cách đây 34 năm, tròn 22 tuổi, chị cùng chồng đi hái thuốc ở lưng chừng núi, thuộc ấp Vồ Bà. Thuốc hái đầy bao, định bụng quay về, thì thấy một cái hang tối. Vùng này chị đi qua đi lại nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên chị nhìn thấy cái hang.

Tò mò, chị tiến lại gần, định bụng chui vào hang xem có phát hiện gì không. Hang đá tối om, lại khá thấp, phải cúi đầu mới chui vào được. Vừa định chui vào, thì thấy hai đốm sáng từ giữa hang phát ra lập lòe. Tưởng có viên ngọc trong hang, chị Nguyệt chui hẳn vào. Ánh mắt quen với bóng tôi, nhìn mọi thứ rõ hơn. Chị cứng đờ người, hồn bay phách tán khi thấy hai đốm sáng ấy là hai con mắt của một con rắn khổng lồ. Hai mắt cách nhau tới 2 gang tay. Cái đầu nó nhìn ra phía cửa hang, đặt trên phần thân khổng lồ cuộn tròn. Chỉ vài vòng cuộn của thân nó, mà đã cao quá đầu chị.

Mặc dù mặt cắt không còn giọt máu, miệng cứng đơ, nhưng chợt nhớ đến lời cha chồng dặn dò, chị đã chắp tay vái và xin lỗi “ông rắn”, vì đã làm kinh động đến nơi tu hành của ông. Thấy ông rắn vẫn nằm im, hai mắt nhìn chị không chớp, chị lùi dần ra ngoài, rồi vứt bao thuốc chạy như ma đuổi khỏi hang đá.

© Ảnh : BỬU ĐẤU/Tuổi TrẻLãnh đạo Tập đoàn Sao Mai cho rằng không cần chuyên gia nhưng nhiều người dân ở vùng Bảy Núi vẫn biết được đây là rắn hổ mây vì có nhiều khoanh trắng tròn trên lưng như lời người dân kể
Rắn khổng lồ tu luyện thành tinh trên núi Cấm và những cuộc chạm trán kinh hoàng - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai cho rằng không cần chuyên gia nhưng nhiều người dân ở vùng Bảy Núi vẫn biết được đây là rắn hổ mây vì có nhiều khoanh trắng tròn trên lưng như lời người dân kể

Thấy vợ kinh hồn bạt vía, ông chồng cũng vứt luôn thuốc bỏ chạy cùng vợ. Từ bấy, chị Nguyệt bỏ luôn công việc hái thuốc, không dám vào rừng nữa. Chồng chị Nguyệt vẫn đi hái thuốc, nhưng không dám bén mảng đến khu vực có hang rắn khổng lồ.

Sau này, một số người nghe chuyện của chị, cũng vác dao, súng kéo nhau vào tìm “ông rắn”, tuy nhiên hang thì còn đó, mà rắn khổng lồ thì không thấy đâu. Chị Nguyệt khẳng định rằng, chuyện chị gặp rắn khổng lồ là sự thật 100%. Còn giờ “ông rắn” bỏ hang định cư ở đâu thì chị không thể biết được.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала