Tuyên bố này thu hút sự chú ý của dư luận do thực tế đây là sự công nhận đầu tiên về vai trò ngày càng tăng của vũ khí laser ở cấp độ cao tại Nga, - chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét. Trong bài bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia đánh giá sự phát triển lĩnh vực này ở Nga, Mỹ, Israel và Trung Quốc.
Tuyên bố của tổng thống Putin có thể được diễn giải theo cách Nga cho rằng vũ khí laser sẽ trở thành một trong những thành tố chính trong hệ thống trang bị của các quân chủng khác nhau, giống như đã từng xảy ra cách đây vài thập kỷ đối với tên lửa có điều khiển. Vũ khí laser và các lựa chọn sử dụng trong chiến sự đã được các chính trị gia và chuyên gia quân sự thảo luận từ lâu.
Chương trình phòng thủ tên lửa Star Wars do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan công bố năm 1983 bao gồm việc triển khai vũ khí laser trong không gian. Tuy nhiên, chương trình này chủ yếu đưa ra những thông tin sai lệch ở quy mô lớn, được thiết kế để lôi kéo Liên Xô chi tiêu quân sự quá mức (Liên Xô coi là như vậy). Ngoài ra, họ cũng đề cập đến việc sử dụng vũ khí laser chuyên dụng cho nhu cầu phòng thủ tên lửa chiến lược.
Hiện tại, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Israel có các chương trình tích cực phát triển vũ khí laser và các mẫu đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội và thậm chí được xuất khẩu.
Tuy nhiên, tất cả các phiên bản vũ khí laser hiện có đều là các hệ thống chuyên sâu, không thể sử dụng rộng rãi dưới hình thức hiện tại. Hoa Kỳ và Israel được trang bị các mẫu vũ khí laser, cho phép đối phó với các UAV và các tên lửa không điều khiển cỡ nhỏ đơn chiếc. Ngoài ra còn có nhiều loại vũ khí làm mù laser.
Đồng thời, chương trình của Mỹ tạo ra hệ thống laser quân sự hàng không YAL-1, có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo, đã bị ngừng lại vào năm 2011, và chiếc máy bay nguyên mẫu đã bị phá hủy vào năm 2014.
Các lực lượng không gian Nga được trang bị tổ hợp laser chiến đấu «Peresvet», được thiết kế để che chắn các vị trí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trước các vệ tinh do thám đối phương. Chương trình Sokol-Echelon chế tạo vũ khí laser hàng không, tương tự như YAL-1, cũng đang được thực hiện.
Trung Quốc từ lâu đã tích vực phát triển một chương trình vũ khí laser chống vệ tinh tiên tiến. Có ít nhất hai tổ chức có liên quan đến vấn đề vũ khí laser ở nước này - một viện nghiên cứu thuộc tập đoàn tên lửa và vũ trụ CASIC, và Học viện Vật lý Kỹ thuật — đơn vị phát triển vũ khí hạt nhân Trung Quốc. Nghiên cứu đang được thực hiện trong việc tạo ra các phương tiện laser chống lại máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ tên lửa laser, hệ thống laser làm mù, vô hiệu hóa thiết bị giám sát đối phương - thiết bị này có thể nằm trong tổ hợp phòng thủ chủ động JD-3 đặt trên xe tăng Type 99.
Kể từ những năm 1960, đã có một vài thành tựu với vũ khí laser trên thế giới,và sau đó là những giai đoạn thất vọng. Mặc dù thực tế là việc tạo ra các tia laser năng lượng cao có thể thực hiện ngay từ những năm trước chiến tranh lạnh, nhưng kích thước, chi phí và việc thiếu các nguồn năng lượng nhỏ gọn, mạnh mẽ đã khiến việc sử dụng vũ khí laser trở nên bất khả thi. Một vấn đề nữa là sự phụ thuộc của các đặc tính laser vào điều kiện khí quyển, có thể làm giảm đáng kể phạm vi hoạt động.
Một số chuyên gia tin rằng ngay cả hiện tại sự nhiệt tình được thay thế bằng sự thất vọng. Tuy nhiên, so với thời đại Chiến tranh giữa các vì sao của Reagan và các dự án của Liên Xô xây dựng các trạm laser không gian quân sự Skif-DM, đã có những thay đổi lớn trên thế giới. Điều quan trọng nhất trong số đó, cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng, đó là sự gia tăng đáng kể việc sử dụng laser trong các ngành công nghiệp dân sự.
Sự xuất hiện của laser dân dụng hàng loạt đã dẫn đến việc giảm mạnh chi phí vật liệu, linh kiện và thiết bị. Số lượng nhân sự được đào tạo tham gia vào việc phát triển và sản xuất công nghệ laser cũng tăng lên. Thiêt bị laser được cải tiến dần dần, giảm kích thước và gia tăng sức mạnh.
Liệu công nghệ đã đủ phát triển đến mức để sử dụng trong quân sự vào những năm tới? Có thể hiện vẫn chưa , nhưng tương lai là có thể, và hướng nghiên cứu này nên được ưu tiên. Đây là một công nghệ có khả năng cách mạng, có thể thay đổi bộ mặt chiến trường, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả các cường quốc quân sự - công nghiệp lớn trên thế giới sẽ tiếp tục đầu tư phát triển. Có thể ngay trong thời đại này, chúng ta sẽ chứng kiến sự suy tàn kỷ nguyên 600 năm thống trị của vũ khí hỏa lực, và ra đời một diện mạo mới của chiến tranh.