Như phân tích của Trung tâm nghiên cứu Autonomy, có tính đến thực tế phát thải carbon dioxide vào khí quyển và cường độ sản xuất hiện tại, nhiều nước sẽ phải giảm số giờ làm việc để tuân thủ Thỏa thuận Paris và khống chế tình trạng ấm lên toàn cầu trong phạm vi 2 °C, - The Independent thông báo. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận như vậy sau khi phân tích dữ liệu về khí thải nhà kính do Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cung cấp.
Theo báo cho biết, khi tiến hành công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tập trung vào ba nước: Vương quốc Anh, Đức và Thụy Điển. Theo giả thiết của họ, những quốc gia này cần giảm mạnh số giờ làm việc để giảm lượng khí thải carbon dioxide trong khu vực kinh tế và ngăn chặn thảm họa khí hậu song hành với việc nâng cao hiệu suất ở các khu vực khác. Chẳng hạn ở Vương quốc Anh cần phải thiết lập tuần làm việc 9 giờ, ở Thụy Điển - 12 giờ và ở Đức - 6 giờ.
Như khẳng định của các tác giả báo cáo, việc loại bỏ một ngày làm việc sẽ không tác động đáng kể đến khâu giải quyết vấn đề. “Khủng hoảng khí hậu buộc cắt giảm chưa từng thấy trong hoạt động kinh tế, - báo điện tử của Anh trích dẫn kết luận của các chuyên gia. – Nó là nguyên nhân gây ra thải khí nhà kính, và điều này xui chúng ta nên lười biếng một chút khi cần”. Trong lập luận của họ, các nhà nghiên cứu dẫn ra nhà kinh tế Paul Lafargue và John Maynard Kane, những người đã thấy mỗi tuần làm việc 15 giờ như là mục tiêu để xây dựng một tương lai tốt lành hơn. “Nếu vì mục đích bình ổn sinh thái, cần cắt giảm mức tiêu thụ vật chất nói chung, khi đó sẽ tăng thời gian rảnh và tiếp theo thời gian để tự hoàn thiện cá nhân sẽ không phải là một chỉ số thịnh vượng nữa mà là nhu cầu cấp thiết”, - bài viết nêu nhận xét.
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng với tình trạng khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ, sẽ tăng sự cần thiết của hành động cụ thể, còn để giảm sự nóng lên toàn cầu đòi hỏi "những thay đổi nhanh chóng, toàn diện và vô song trong mọi lĩnh vực xã hội". Báo lưu ý rằng lời kêu gọi cắt ngắn tuần làm việc đã vang lên trong bối cảnh tăng hiệu suất lao động, tuy nhiên giảm giờ làm việc như cách thức để giảm hoạt tính kinh tế dường như là ý tưởng cấp tiến hơn nhiều.
Như The Independent nhắc nhở, hồi đầu tháng này, các nhà hoạt động của nhóm “Momentum” đã yêu cầu lãnh đạo Công đảng Anh Jeremy Corbin ủng hộ sáng kiến của họ về tuần làm việc 4 ngày, vốn là đề xuất ngày càng được công nhận nhiều hơn trên toàn thế giới và trong tương lai gần sẽ có tầm quan trọng sống còn. Theo lời vị đại diện của phong trào này, “ngoài việc cải thiện điều kiện sống, bình đẳng giới và nâng cao hiệu quả sản xuất, thì một biện pháp như vậy – rút ngắn thời lượng làm việc - sẽ giúp cho cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu, và đây là thêm một lý do, tại sao chúng ta nên làm việc ít hơn”.