“Trong Bộ Chính trị có những bác hơn 65, 67 tuổi, tại sao phải giữ lại?

© Ảnh : Thống Nhất - TTXVNCác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Hội nghị.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Bộ Chính trị có những người 65, 67 tuổi là những nhân tố lãnh đạo cốt cán”, ĐB Bùi Sỹ Lợi chia sẻ trên Dân Trí.

“Trong Bộ Chính trị có những bác hơn 65, 67 tuổi, tại sao phải giữ lại? Vì đây là những người là nhân tố cốt cán của lãnh đạo. Đây là những trường hợp hết sức đặc biệt, là nhân tố trí tuệ cao trong Đảng” - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi phân tích về việc, hướng điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ tác động tới “tuổi quy hoạch” cán bộ lãnh đạo

ĐBQH Phạm Văn Hòa - Sputnik Việt Nam
"Tăng tuổi nghỉ hưu, cứ ngồi chềnh ềnh ra đấy, lao động trẻ làm gì có cơ hội"

- Với phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu (nam thêm 2 tuổi, nữ thêm 5 tuổi) như trong dự thảo Bộ luật Lao động, dư luận hiện quan tâm, tuổi quy hoạch cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo có được “nới” tương ứng không, thưa ông?

- Nói không thì không đúng nhưng tất nhiên, tác động rất chậm. Ví dụ, anh nâng 1 năm, tác động ngay 1 tuổi còn nâng 3 tháng (phương án tăng tuổi nghỉ hưu được đề xuất có lộ trình, tăng dần mỗi năm 3 tháng đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi – PV) thì chỉ tác động 0,4 tuổi. Sự tác động này chậm hơn, có thể đáp ứng được nhu cầu.

Đến 2020, giả sử thực hiện việc nâng tuổi nghỉ hưu theo phương án 1, tất cả người lao động đến tuổi nghỉ hưu được cộng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ thì đương nhiên công tác quy hoạch những người giữ chức vụ lãnh đạo đó sẽ được cộng thêm tương ứng.

© Ảnh : Đỗ Phú/VOVÔng Bùi Sỹ Lợi
“Trong Bộ Chính trị có những bác hơn 65, 67 tuổi, tại sao phải giữ lại?  - Sputnik Việt Nam
Ông Bùi Sỹ Lợi

- Vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu, nếu được quyết định sẽ tác động đến việc thay thế đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo như thế nào?

- Dứt khoát là có tác động. Trong Bộ Luật, Chính phủ phải nghiên cứu triệt để vấn đề này. Thứ nhất, một số quy định của Đảng, Nhà nước về việc giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ nên được áp dụng một thời gian để đỡ căng thẳng câu chuyện giữ ghế.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung trả lời phỏng vấn báo chí bên lề phiên họp - Sputnik Việt Nam
"Không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu giúp quan chức 'giữ ghế' làm việc"

Thứ hai, những đối tượng được nghỉ hưu chậm thì vẫn quy định như hiện hành, tức là được kéo dài thêm 5 năm, nam từ 62 lên 67 và của nữ giới từ 60 lên 65 nhưng lúc đó, năng lực, khả năng, sức khoẻ, trí tuệ để lãnh đạo có thể bị hạn chế thì anh không nên giữ vị trí lãnh đạo nữa, chỉ tập trung làm chuyên môn, tạo cơ hội cho lớp trẻ. Còn những người thực sự có tài, cơ quan đơn vị có nhu cầu, đảng có đề xuất, người ta có nguyện vọng thì có thể giữ lại thì đây phải là những trường hợp hết sức đặc biệt, coi là nhân tố trí tuệ cao.

Như trong Bộ Chính trị, có những bác hơn 65, 67 tuổi, tại sao phải giữ lại? Vì đây là những người là nhân tố cốt cán của lãnh đạo. Không phải họ thích làm đâu mà đây là nhu cầu của Đảng đồng thời có trí tuệ và có tín nhiệm với nhân dân.

- Một trong những yêu cầu về công tác cán bộ là phải đào tạo được nguồn cán bộ trẻ. Việc việc “nới” tuổi quy hoạch như thế, nhiều ý kiến lo ngại sẽ ảnh hưởng tới cơ hội của cán bộ trẻ?

- Khi ra trường, các cháu xuất sắc không phải đưa vào theo chỉ tiêu kế hoạch của thời bao cấp mà đều phải qua thi tuyển, tuyển chọn. Do đó, khi anh được đào tạo cơ bản chính là được trang bị kiến thức để đủ điều kiện để tiếp cận thị trường lao động. Đây là hoàn toàn là thi cử chứ có phải là phân bổ đâu mà bảo mất.

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung - Sputnik Việt Nam
Chính thức đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nữ lên 60, nam lên 62

Tất nhiên, nếu lực lượng đó không có chỗ để ngồi thì họ cũng không thể thi. Đây cũng là chuyện phải bàn. Từ đây, tôi vẫn mong muốn tuân thủ chính sách giữ chức vụ lãnh đạo không quá hai nhiệm kỳ. Những người ở lại kéo thêm sau 5 năm thì chủ yếu làm chuyên môn.

- Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động được xác định rất rộng, làm sao để các quy định điều chỉnh bao quát được hết các đối tượng tác động?

- Chúng ta làm luật hơi gấp. Mặc dù năm 2014, khi làm Bộ luật Lao động, chúng ta đã lấy ý kiến toàn dân về tuổi nghỉ hưu rồi. Nhưng lần này cách thức khác, việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi (với nam) và 62 tuổi (với nữ) nếu có cũng thực hiện theo lộ trình. Tôi cho rằng cần tiếp tục lấy ý kiến, quan trọng nữa là phải lấy ý kiến người lao động ở tất cả các ngành nghề lao động để xác định ngành nghề nào có thể làm đến 60 – 62, ngành nghề nào không thể nâng lên được, thậm chí, ngành nghề nào phải giảm tiếp 5 năm… để tạo sự đồng thuận.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước. - Sputnik Việt Nam
Tâm sự của Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Người ngoài nhìn vào sợ các lãnh đạo ngồi giữ ghế không cho con cháu ngồi. Nhưng Đảng đã quy định không giữ vị trí không quá 2 nhiệm kỳ.

Ngoài ra, như tôi đã nói, nếu anh ở lại thì chỉ nên làm chuyên môn, làm chuyên gia, còn nếu làm quản lý thì phải trường hợp thật sự đặc biệt, cơ quan tổ chức đó cần và không có người thay thế. Nếu người biết làm lãnh đạo, giỏi làm lãnh đạo thì cũng biết kết thúc lúc nào.  

- Có hướng đề xuất là ban hành bộ luật Lao động kèm theo danh sách mang tính nguyên tắc về tuổi của những người giữ chức vụ. Quan điểm của ông về việc này?

- Trong luật sau này cũng nên đề cập trường hợp có thể kéo dài tuổi đảm nhiệm chức vụ thêm 5 năm nếu người lãnh đạo có sức khoẻ, có nguyện vọng và được sự đồng ý của cơ quan.

- Xin cảm ơn Phó Chủ nhiệm!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала