Theo kết quả nghiên cứu của họ, tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt nếu số bước hàng ngày chỉ là 4.400 bước, còn sau 7.500 bước thì sự khác biệt đối với sức khỏe hầu như không nhận thấy.
Chí ít thì điều này đúng với những phụ nữ Mỹ cao tuổi, cũng chính là những đối tượng quan sát theo dõi của công trình nghiên cứu. Tổng cộng có 16.000 phụ nữ từ 62 đến 101 tuổi tham gia nghiên cứu (chỉ số trung bình - 72 tuổi). Mỗi người trong số này nhận được một thiết bị đặc biệt để ghi lại hoạt tính chuyển động, thời hạn theo dõi là một tuần lễ. Có giả thiết rằng chừng đó là đủ để xác định số lượng bước đi trung bình mỗi ngày.
Sau bốn năm, từ nhóm phụ nữ được quan sát có 504 người qua đời vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tính kết quả cuối cùng, các nhà khoa học đã đưa vào tiêu chí đánh giá các yếu tố điều chỉnh như tuổi tác, hút thuốc, uống rượu, tiếp nhận hormone, ăn kiêng, có tiền sử ung thư và bệnh tim ở thế hệ trước, v.v…
Kết quả là, hóa ra nguy cơ tử vong gần như giảm xuống một nửa nếu người phụ nữ thực hiện ít nhất 4.400 bước mỗi ngày (những người ít hoạt động nhất có con số 2.700 bước). Sau ngưỡng này, cũng ghi nhận xu hướng tích cực nhưng không quá rõ, còn sau 7.500 bước thì đường trên biểu đồ về tương quan phụ thuộc bước đi/sức khỏe trở nên gần như song song.
Các nhà khoa học lưu ý rằng họ vẫn chưa thể truy rõ ràng đến cùng về chuyện ở đâu ra “con số ma thuật” quy định cần có 10.000 bước mỗi ngày. Theo một phiên bản, lịch sử khởi đầu từ giữa những năm 1960, khi một công ty Nhật Bản tung ra thị trường sản phẩm “máy đếm bước chân” mà cái tên dịch ra là “10.000 bước”.