"Việt Nam là thị trường rất quan trọng. Chúng tôi có một nhà máy có thể sản xuất ại đó. Ở giai đoạn này, chúng tôi đang chuẩn bị khởi động việc lắp ráp vào năm tới. Về mặt kinh tế thì không hợp lý lắm, vì khung pháp lý đã thay đổi và thuế nhập khẩu với tổng thành lắp ráp hóa ra là cao hơn so với sản phẩm hoàn chỉnh, vì vậy chúng tôi chuyển sang cung cấp linh kiện hoàn chỉnh," - nhà quản lý hàng đầu nói.
"Bây giờ tình hình đang thay đổi - các tổ chức đang bắt đầu đổi mới đội xe, và họ yêu cầu điều kiện lắp ráp tại địa phương. Họ quan tâm đến việc sản xuất tại chỗ. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này, đang làm việc trong một dự án đầu tư - trong bao lâu và khi nào cần bắt đầu. Đất nước 95 triệu dân, mức tăng trưởng GDP tối thiểu 6% mỗi năm. Đất nước này hiện được hầu hết các nhà sản xuất quan tâm", ông tiếp tục.
Theo Kogogin, các nhà sản xuất Hàn Quốc có vị thế vững chắc tại Việt Nam và thị trường không đóng cửa đối với ô tô đã qua sử dụng, cũng như có một dòng xe tải hạng nặng từ Hoa Kỳ.
"Nếu chính phủ quyết tâm bảo vệ thị trường cho xe ô tô mới, thì sẽ tạo ra các điều kiện bình thường cho hoạt động sản xuất. Tỷ lệ nội địa hóa không khó để đạt được. Và chúng tôi cần có chỗ đứng trên thị trường châu Á", người đứng đầu công ty nói thêm.