Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang sa sút do thương chiến?

© Sputnik / Alexander Yurievđô la và nhân dân tệ
đô la và nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong tương quan leo thang cuộc chiến thương mại, IMF hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 6,3 xuống 6,2% vào năm 2019.

Các chuyên gia của Quỹ sau khi thăm Trung Quốc đã đi đến kết luận rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung-Mỹ dù có tác động đến tình hình kinh tế ở Trung Quốc, nhưng trong giai đoạn đầu thì ảnh hưởng tiêu cực vẫn còn là hạn chế. Sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu tranh chấp thương mại kéo dài, - IMF cảnh báo.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Ông Trump đã hứa sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Morgan Stanley cũng tán đồng với đánh giá của IMF và hạ thấp dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong điều kiện mới từ 6,5 xuống 6,4%. Cả IMF và những tổ chức uy tín khác đều không cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ cảm nhận “cơn đau đớn dữ dội” từ cuộc chiến thương mại. Suy giảm tăng trưởng 0,1% như dự đoán rõ ràng không phải là kết quả mà Tổng thống Hoa Kỳ  Donald Trump trông đợi khi đe dọa gây áp lực tối đa với nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như thương  chiến kéo dài, thì sau hai năm, mức tăng trưởng sẽ sụt xuống dưới mức 6% và đến năm 2024 thậm chí  sẽ ở mức 5,5%, - IMF dự báo.

Sau khoảng “hưu chiến” mà lãnh đạo hai quốc gia đạt được ở Argentina, phần lớn các nhà phân tích dự đoán rằng sẽ không có đợt leo thang căng thẳng mới. Hơn nữa, những dòng “tweet” đầy lạc quan của Donald Trump và lời bình luận của các nhà đàm phán chính từ phía Mỹ - Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert  Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, rằng “giao kèo thế kỷ” đã gần hoàn tất và việc ký kết có thể diễn ra chỉ sau vài tuần nữa - gieo niềm tin vào thành công đàm phán. Ai ngờ cú sốc đối với thị trường là lệnh tăng thuế nhập khẩu Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, lấy cớ là Bắc Kinh vào phút chót đã viết lại mọi điều khoản chính của thỏa thuận. Mặt khác, ngay cả bây giờ, khi tình hình vô cùng căng thẳng, vẫn không thể loại trừ rằng vào bất cứ lúc nào Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ lại ngồi vào bàn đàm phán với nhau.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Ông Trump: suy giảm tăng trưởng GDP của Trung Quốc là do cuộc chiến thương mại với Mỹ

Nhưng ngay cả khi giả thiết  rằng cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài, và dự báo bi quan của IMF về tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trở thành sự thật, liệu điều đó có là gay cấn với Trung Quốc hay chăng? Theo tính toán của Reuters, để hoàn thành mục tiêu chiến lược do chính quyền Trung Quốc đặt ra - năm 2020 tăng gấp đôi GDP so với năm 2010 -, thì mức tăng trưởng không được giảm xuống dưới 6%. Nhưng chẳng nên chờ đợi sự sa sút như vậy, cả theo dự báo chính thống của Trung Quốc cũng như theo dự báo của các tổ chức quốc tế. Hiện chưa rõ những mục tiêu nào sẽ được đặt ra sau năm 2020. Tuy nhiên, có thể giả định rằng sự tăng trưởng chậm lại trong khuôn khổ nhịp độ dự kiến ​​của IMF phù hợp với xu thế từ bỏ các ưu tiên định lượng để thiên về cải thiện chất lượng phát triển kinh tế, - như chuyên gia cao cấp Zhou Rong  từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nói với Sputnik.

Người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF)  - Sputnik Việt Nam
Giới đầu tư chuyển một phần vốn sang Việt Nam do thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc

“Tác động của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ  đối với nền kinh tế Trung Quốc là rất rõ, bởi lượng xuất khẩu đáng kể rơi vào phạm vi hạn chế. Và đến lượt nó điều này lại dẫn đến thực tế là hàng hóa không tìm được thị trường tiêu dùng, như phản ánh trong công việc của một số doanh nghiệp. Nhưng nên chú ý đến việc chính quyền Trung Quốc đang tích cực kích cầu trong nước. Tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc rất đáng chú ý, nhưng không đến nỗi kịch tính như nhiều người tưởng. Bởi rốt cuộc thì lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ chống Trung Quốc không bắt đầu từ hôm nay, mà đã diễn ra trong một số thời gian và gây sức ép nhất định với kinh tế Trung Quốc. Bây giờ chúng tôi tuân thủ nguyên tắc sau: dựa vào ứng nghiệm đổi mới của chính mình, cấp xung lực kích thích nhu cầu nội tại. Thoạt đầu có thể chưa thấy tác dụng nổi bật nhưng qua một thời gian vai trò của hai yếu tố này sẽ ngày càng trở nên rõ ràng.

Ngoài ra, bất kể chuyện Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến thương mại như thế nào, có thực tế hoàn toàn rõ ràng: Mỹ đang gây tổn hại không chỉ cho lợi ích của Trung Quốc, mà cho cả Mexico và Nhật Bản. Đức, Pháp, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí Canada và Australia cũng lâm vào tình thế khó khăn. Vấn đề nảy sinh cả ở Hàn Quốc. Động thái của Hoa Kỳ giáng đòn gây thiệt hại khắp thế giới, toàn bộ nền kinh tế thế giới có thể chững lại chứ không riêng Trung Quốc. Và Hoa Kỳ có lỗi trong tình hình này. Còn sự sa sút tăng trưởng GDP Trung Quốc 0,1% như IMF dự báo là khá phù hợp với khái niệm của Trung Quốc trong  việc từ chối chỉ số tăng trưởng định lượng mà thiên về chất lượng. Chúng tôi đã thay đổi mô hình sản xuất, sắp xếp lại những hạng mục ưu tiên. Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, chúng tôi cũng sẽ tích cực cấp xung lực kích thích phát triển ứng nghiệm đổi mới”, - chuyên gia Trung Quốc nhận xét.

đại họс Hàn Quốc  - Sputnik Việt Nam
DWN: Trung Quốc cảnh báo công dân của mình về những rủi ro khi học tập tại Mỹ

Về sự cần thiết tập trung vào chất lượng tăng trưởng thay vì chỉ số định lượng, thì ngay từ Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc  19 đã đề cập tới, tức là khi cuộc chiến thương mại còn chưa bắt đầu. Nhưng khi đó, ban lãnh đạo Trung Quốc đã hiểu là tăng trưởng phải được tiến hành một cách lành mạnh và nhờ vào công nghệ. Trung Quốc nhận thức được  rằng cơ sở của năng lực cạnh tranh hiện đại là sở hữu công nghệ cao. Khó có ai sẽ từ chối hợp tác với một đất nước dẫn đầu trong lĩnh vực ứng nghiệm đổi mới, bất kể những mâu thuẫn trong quan hệ.

Như giả định, nền tảng tài chính cho ứng nghiệm đổi mới của Trung Quốc sẽ không phải là doanh thu xuất khẩu, mà là doanh thu từ tiêu dùng nội địa.  Và điều kiện tiên quyết dành cho mô hình này cũng đã có. Tiến ra thị trường bây giờ là thế hệ millennials - những người sinh ra cuối những năm 90. Không theo lối ăn tiêu dè xẻn như cha mẹ họ ngày trước, thế hệ này cho  rằng cần sống và hưởng thụ ngay bây giờ. Để duy trì bước nhảy vọt này phải đảm bảo tính chất ổn định của việc làm. Cùng với những chủ trương khác trong các biện pháp của chính quyền Trung Quốc có hướng cải thiện môi trường kinh doanh và lập điều kiện tài trợ cho các công ty tư nhân, tạo ra 80% chỗ làm việc trong nước, cũng là nhằm mục đích này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала