Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Các phương tiện truyền thông cả ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện sự quan tâm lớn đến thông tin rằng, Việt Nam công bố quyết định lập một hội đồng khoa học với sự tham gia của 4 chuyên gia Nga để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 50 năm bảo quản, giữ gìn và phục vụ thăm viếng. Những phương tiện truyền thông của các quốc gia khác nhau - từ Đức đến Indonesia - viết về vai trò của các nhà khoa học Liên Xô đã tham gia “nhiệm vụ đặc biệt” - ướp xác cố lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hội đồng khoa học được giao nhiệm vụ phát triển các phương pháp kỹ thuật bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩnh viễn cho các thế hệ mai sau.
Trên báo chí nước ngoài có nhiều bài viết về quan hệ quốc tế của Việt Nam. Tờ báo Đức Deutschlandfunk Firstpost cho biết rằng, Việt Nam ủng hộ việc Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước và mối quan hệ song phương sâu sắc đã được nâng lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện". Một bằng chứng mới về điều đó là việc Ấn Độ và Việt Nam sẽ có đường bay trực tiếp từ Kolkata đến Hà Nội, bắt đầu từ ngày 3 tháng 10. Ngoài ra, khi tới Ấn Độ công dân Việt Nam có thể xin visa ngay tại 4 sân bay, theo tờ India Today.
Tờ South China Morning Post bình luận về việc Hà Nội và Washington đang tăng cường hợp tác quân sự, một biểu hiện tượng trưng cho điều đó là thông tin rằng, thượng úy phi công Việt Nam đầu tiên đã tốt nghiệp khóa huấn luyện tại căn cứ không quân Columbus ở Hoa Kỳ. Nhưng, học thuyết chính sách đối ngoại của Việt Nam gồm việc không tham gia các liên minh quân sự chính thức, theo kiểu Washington đã thành lập với Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản. Và Hà Nội đang cố gắng duy trì sự cân bằng giữa các đồng minh, tờ báo nhấn mạnh. Chứng tỏ về điều đó là các bài viết trên tờ The Diplomat về qúa trình tăng cường mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng như giữa Việt Nam và Đức. Còn Rappler khâm phục Việt Nam quan tâm bảo vệ các ngư dân bị tàu của Trung Quốc quấy phá, và phê phán chính quyền Philippines bày tỏ sự thờ ơ trước số phận của công dân nước mình.
Như thường lệ, vào tuần này cũng có những bài viết về Chiến tranh Việt Nam. Tờ History đăng một bài dài về tám quốc gia đã bị lôi cuốn vào vòng chiến và phân tích vai trò của mỗi nước trong thảm kịch này. Và trang web NSN viết: "Trump đang bị đẩy vào chiến dịch quân sự chống lại Iran, trong số những người muốn làm như vậy có cả những quan chức cao cấp của Nhà Trắng. Điều đó là rất nguy hiểm. Bằng cách này John Kennedy đã từng bị đẩy vào chiến tranh Việt Nam”.
Một số bài viết thú vị được dành cho các vấn đề xã hội. The Guardian viết về bạo lực về thể chất với trẻ em ở Việt Nam cũng như về sáng kiến "Chấm dứt bạo lực về thể chất với trẻ em tại gia đình và trường học" do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa ra. Tờ báo Đức Morgenpost cho biết rằng, kể từ năm 2012, hơn 470 thiếu niên Việt Nam đã mất tích ở Berlin. South China Morning Post đăng tải một bài dài về các vấn đề của người chuyển giới ở Việt Nam .
Tờ báo Tây Ban Nha La Razon kể về cuộc đời và tình sử của vị Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam Bảo Đại.
Trên báo chó có nhiều thông tin về việc mở rộng hợp tác Nga-Việt. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một điểm đến du lịch yêu thích của du khách Nga và dự kiến sẽ sớm vượt qua nước láng giềng Thái Lan, theo The Thaiger. Đà Nẵng có thể trở thành một phương án lựa chọn cho khách du lịch Nga để thay thế Nha Trang, theo tờ Turdom. Trang web Telefakt mời các bạn trẻ tham gia Diễn đàn Thanh niên Việt-Nga sẽ được tổ chức vào tháng 7 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tờ báo Nga Rossiyskaya Gazeta cho biết rằng, Việt Nam sản xuất các khí tài bơm hơi mô phỏng tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1, Su-30MK2 , xe tăng hạng trung T-54/55. Những sản phẩm này phải làm mồi cho tên lửa và bom của đối phương. Chúng được bơm khí đến kích cỡ của vũ khí thật trong 5 phút và khó phân biệt với tổ hợp thật ở khoảng cách 100 m. IA REGNUM cho biết rằng, Kamaz thông báo kế hoạch lắp ráp xe tải tại Việt Nam trong năm 2020. Trang web Korabel có một bài viết rất chi tiết và rất thú vị về quá trình phát triển ngành đóng tàu Việt Nam trong những năm gần đây và những bài học mà Nga có thể học được từ việc này.