Theo lời nhà lãnh đạo Mỹ, báo đã “mớm” cho cơ quan đặc nhiệm những thông tin không xác đáng về bản thân ông và các cộng sự trong khuôn khổ "hồ sơ Nga".
“Sự đặt điều này một phần do những người từ Chính phủ nghĩ ra, còn một phần do phương tiện truyền thông giả mạo”, - Trump viết trên Twitter.
Tổng thống Hoa Kỳ đặt câu hỏi: Liệu những hành động như vậy có vi phạm pháp luật hay không.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cáo buộc Nga "can thiệp vào cuộc bầu cử" năm 2016, còn ban tham mưu tranh cử của Trump thì “có liên hệ” với chính phủ Nga.
Công tố viên đặc biệt Robert Muller trong suốt hai năm liền đã điều tra về giả thiết "có sự can thiệp của Nga" trong cuộc bầu cử ở Mỹ, điều mà Matxcơva kiên quyết bác bỏ. Tháng 4, công tố viên đặc biệt đã hoàn tất cuộc điều tra, xác nhận cáo buộc về "sự can thiệp". Đồng thời, ông ta không tìm thấy bằng chứng nào về “sự thông đồng” giữa Donald Trump và Nga, mà cả Điện Kremlin và Nhà Trắng đều phủ nhận. Ngoài ra, Muller cũng không đưa ra kết luận rõ ràng nào về việc liệu Trump có can thiệp vào quá trình "thực thi công lý" (tức là cuộc điều tra) hay không. Vị công tố viên đặc biệt này đã từ chức trong tương quan kết thúc cuộc điều tra "hồ sơ Nga".