Mỹ đang tìm mọi cách khiến Ericsson và Nokia rời khỏi Trung Quốc

© AP Photo / Lehtikuva/Jussi NukariTrụ sở công ty Nokia
Trụ sở công ty Nokia  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ đang cân nhắc việc sẽ hạn chế sử dụng những thiết bị và dịch vụ mạng 5G được sản xuất và cung cấp từ đối tác nước ngoài.

Nếu sắc lệnh này đi vào hiệu lực thì hai gã khổng lồ viễn thông của châu Âu như Ericsson và Nokia sẽ buộc phải loại bỏ và thay thế hoàn toàn các linh kiện và phần mềm của Trung Quốc để tiếp tục làm việc tại Mỹ. Để làm như vậy họ phải tái cấu trúc các chuỗi cung ứng: ví dụ, 45% các cơ sở sản xuất của Ericsson nằm trên lãnh thổ Trung Quốc.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trump có thể cấm các công ty Mỹ mua thiết bị của Huawei và ZTE từ tháng 1

Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ sử dụng thiết bị do hai công ty Trung Quốc - Huawei và ZTE sản xuất. Vào tháng Năm năm nay, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Mỹ khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài. Và Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen vì các hoạt động của công ty đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Kể từ đó các nhà sản xuất Mỹ bán bất kỳ thiết bị nào của Huawei phải có giấy phép đặc biệt của chính quyền Mỹ.

Hoa Kỳ đã thực hiện các biện pháp này dưới cái cớ bảo vệ an ninh quốc gia. Dường như thiết bị của các nhà sản xuất Trung Quốc có thể chứa phần mềm gián điệp. Huawei phủ nhận những cáo buộc này và nhấn mạnh rằng, họ không bao giờ bị yêu cầu truyền dữ liệu cho các cơ quan đặc nhiệm và ngay cả nếu bị yêu cầu thì Huawei không bao giờ đồng ý làm như vậy. Trên thế giới không có nhiều nhà sản xuất thiết bị viễn thông, và gã khổng lồ Huawei chiếm hơn 30% thị trường toàn cầu. Tiếp đến là Ericsson và Nokia, mỗi công ty chiếm hơn 20% thị phần, Cisco và ZTE với thị phần khoảng 8% và Samsung với thị phần không đáng kể mấy phần trăm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đẩy ASEAN tới việc lập khu vực thương mại tự do với Trung Quốc

Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ vì một lý do nào đó thấy mối đe dọa từ phía các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, họ chỉ có một sự thay thế duy nhất là thiết bị từ các nhà sản xuất châu Âu và Hàn Quốc, vì ở nước Mỹ chỉ đơn giản không có nhà cung cấp thiết bị nào. Tuy nhiên, sự tham gia của Trung Quốc vào phân công lao động quốc tế là rất sâu rộng, vì thế trong nhiều giải pháp được cung cấp bởi các nhà sản xuất Hàn Quốc và châu Âu cũng có những bộ phận và linh kiện của Huawei và ZTE. Ngoài ra, theo dữ liệu của tờ WSJ, Trung Quốc đại diện cho 45% diện tích cơ sở sản xuất của Ericsson và 10% của Nokia. Vì vậy, nếu Mỹ thực sự quyết định loại bỏ hoàn toàn bất kỳ thành phần nào của Trung Quốc khỏi mạng viễn thông của mình, các công ty sẽ phải xây dựng lại toàn bộ chuỗi cung ứng. Qúa trình này rất tốn kém và mất thời gian, do đó, việc triển khai mạng 5G có thể kéo dài lâu hơn so với kế hoạch ban đầu. Nhưng, Hoa Kỳ là thị trường viễn thông lớn nhất thế giới, và xét theo mọi việc, các công ty sẽ đồng ý với quyết định này của chính quyền Mỹ. Những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik .

Huawei - Sputnik Việt Nam
Huawei của Trung Quốc đấu tranh để giành độc lập khỏi Hoa Kỳ

“Sau khi Hoa Kỳ loại bỏ hoàn toàn các linh kiện, thiết bị của Huawei ra khỏi các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông tại Mỹ, chỉ còn lại Ericsson và Nokia. Nhưng Ericsson và Nokia cũng có các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc bởi vì điều đó là thuận tiện hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho các công ty này. Chi phí lao động ở Trung Quốc vẫn thấp hơn đáng kể so với EU, đây là sự thật không thể chối cãi. Vì thế, hành động của Hoa Kỳ gây hại không chỉ cho Huawei mà còn cho cả Ericsson và Nokia. Đây là một vấn đề lớn đối với hai công ty này bởi vì chi phí sản xuất sẽ tăng đáng kể, và tốc độ sản xuất sẽ giảm. Tóm lại, các biện pháp này sẽ không mang lại lợi ích gì cả.

Nếu Hoa Kỳ đặt hàng thiết bị cho các mạng của họ ở Trung Quốc, thì điều đó sẽ thuận tiện hơn và rẻ hơn nhiều. Và nếu Mỹ loại bỏ các nhà cung cấp Trung Quốc, thì thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc sẽ không đáng kể bởi vì các công ty Trung Quốc chỉ cung cấp vài trăm nghìn linh kiện cho thị trường cung ứng của Mỹ. Biện pháp này sẽ không tác động mạnh đến Trung Quốc, nhưng sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho chính họ. Bởi vì các đối tác của Hoa Kỳ sẽ phải chịu chi phí lớn hơn, và điều đó cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ và không có lợi cho bất cứ ai. Tất nhiên, Ericsson và Nokia sẽ phải nhượng bộ sức ép của Mỹ, nhưng họ không phải là những kẻ ngốc. Khi họ thấy rằng thị trường Trung Quốc vượt xa thị trường Mỹ - Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người và Hoa Kỳ - 300 triệu người - thì họ sẽ nhận thức được rằng, tầng lớp trung lưu đang nổi lên nhanh chóng ở Trung Quốc vượt qua thị trường Mỹ, và họ sẽ không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc. Sau đó, Ericsson và Nokia sẽ xem xét lại mọi thứ.

Hình ảnh của một thành phố thông minh sử dụng hệ thống mạng 5G - Sputnik Việt Nam
Liệu áp lực lên Huawei có ảnh hưởng đến việc triển khai mạng 5G ở Trung Quốc ?

Và mọi thứ sẽ phát triển theo kịch bản Iran, nước đã học được cách lách luật trừng phạt đơn phương từ Mỹ. Ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia tìm cách lách luật trừng phạt của Mỹ, tìm kiếm những phương pháp không chính thức để thực hiện các thỏa thuận thương mại. Ví dụ, về mặt chính thức, trong tháng 6 xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm 90% so với tháng 5. Nhưng, nền kinh tế Iran vẫn không bị sụp đổ, có nghĩa là Iran vẫn tiếp tục bán dầu qua các kênh không chính thức. Tôi nghĩ rằng, Ericsson và Nokia cũng như các công ty viễn thông lớn khác sẽ làm như vậy. Về mặt chính thức, họ sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt để không gây tức giận của Hoa Kỳ, nhưng đồng thời, họ sẽ tìm cách lách luật trừng phạt để tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp như Huawei”.

Có vẻ như các biện pháp trừng phạt của Mỹ với tập đoàn Trung Quốc có hiệu lực rất hạn chế. Sau khi Bộ Thương mại Mỹ ban bố lệnh cấm cung cấp linh kiện và phần mềm từ Huawei, Google đã tuyên bố, những chiếc điện thoại tiếp theo do Huawei sản xuất ngoài thị trường Trung Quốc sẽ bị chặn truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến của Google như Gmail, YouTube, v.v. . Như đã dự kiến, ​​doanh số nước ngoài của điện thoại thông minh Huawei sẽ giảm đáng kể và sẽ gây hại cho tập đoàn Trung Quốc bởi vì năm ngoái Huawei bán được 206 triệu smartphone, nửa trong số này ở thị trường ngoài Trung Quốc.

Ban đầu, doanh số đã giảm gần 40% đúng như tập đoàn đã dự kiến, doanh thu cả năm sẽ giảm gần 30 tỷ USD. Tuy nhiên, gần đây, trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên CNBC, Giám đốc sáng lập Ren Zhengfei của Huawei đã cho biết rằng, doanh số điện thoại thông minh ở nước ngoài đang phục hồi, và Huawei đã thu về khoảng 20% ​​.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала