Công nhân dệt may Việt Nam có thể không còn việc làm

© AFP 2023 / Hoang Dinh Namngành công nghiệp dệt may Việt Nam
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có một vấn đề khác đang rơi vào đầu nhân loại. Truyền thông đưa tin rằng trên thế giới có rất nhiều quần áo được sản xuất, đủ để mặc cho toàn bộ dân số trên Trái đất. Họ viết rằng quần áo thậm chí bị những người nghèo từ chối, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.

Ở Úc, các quỹ từ thiện yêu cầu mọi người không mang theo quần áo đến quyên góp ,trong nhà kho chứa  đầy áo sơ mi, quần, váy ngắn và váy dài. Người nghèo không lấy quần áo.

Thợ may - Sputnik Việt Nam
Hiện giờ sản xuất quần áo và giày dép ở Nga rẻ hơn so với ở Trung Quốc

Điều này xảy ra như thế nào? Trong 15 năm qua, việc sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm từ vải đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới, số lượng sản phẩm được sản xuất đã tăng gấp đôi trong thời gian này. Trung Quốc - nhà sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới đã xuất khẩu  vào năm 2017 với số tiền 158 tỷ USD. Đồng thời, như giới chuyên gia phát hiện, nhà sản xuất không nghĩ về những gì sẽ xảy ra với sản phẩm của mình, họ có thể không biết rằng 85% quần áo đã sản xuất bị hủy, chỉ đơn giản là đốt cháy, sau một thời gian không được sử dụng, nằm yên trên kệ trong cửa hàng.

Tại sao thế giới sản xuất nhiều hàng dệt hơn mức cần thiết? Người tạo ra vải, cũng như bất kỳ nhà công nghiệp nào, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, cho đến khi lợi nhuận vẫn có. Thói quen thấm nhuần của xã hội tiêu dùng ra lệnh cho chúng ta: " hãy mua, mua, mua đi". Và để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cửa hàng thì đặt dư số lượng hàng hóa, còn nhà sản xuất làm ra nhiều sản phẩm hơn so với  đặt hàng. Vì vậy, có một khối lượng hàng hóa, mà ngay từ đầu đã là thừa.

Máy bay - Sputnik Việt Nam
Người Anh mặc 10 lớp quần áo để khỏi trả tiền hành lý xách tay quá cân

Nếu soi xét kỹ hơn vào ngành dệt may, thì thấy rõ ràng rằng nó gần giống như ngành công nghiệp than hoặc hóa chất, gây bất lợi cho môi trường. Mỗi năm trên thế giới 93 triệu mét khối nước được chi cho nhu cầu của ngành dệt may, cho nhu cầu của các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác phục vụ cho lĩnh vực này - bông, dầu ( sợi tổng hợp polyester được làm từ đó).

Liệu quần áo và vải thừa có thể được tái chế? Có thể, nhưng nó sẽ tốn kém và sẽ đòi hỏi chi phí về năng lượng điện rất lớn.

Thế có thể tạm dừng hoặc giảm khối lượng sản xuất? Theo Laura Francois, điều phối viên của tổ chức toàn cầu Fashion Revolution (Cách mạng thời trang) ở Singapore, “nếu chúng ta dừng lại sản xuất ở mọi nơi, ở cấp độ toàn cầu, chúng ta vẫn sẽ có đủ quần áo để mặc tuyệt đối cho tất cả mọi người”.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1.  - Sputnik Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao

Tất nhiên, đây là một lối thoát khỏi tình trạng, nhưng hãy tưởng tượng nếu đi theo con đường đóng cửa doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn đến việc sa thải công nhân và gia tăng số lượng người thất nghiệp ở  quốc gia này hoặc ở nước khác. Ví dụ, nó có thể là một thảm họa đối với  một đất nước như Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ tư, xuất khẩu sản phẩm tới 27 tỷ USD. Trong nước, đang có vấn đề với việc cung cấp việc làm cho công dân. Và nếu hàng loạt công nhân dệt may gia nhập  đội quân của những người thất nghiệp thì sẽ ra sao?

Chúng ta đã không còn chỉ trích chủ nghĩa tư bản vì các cuộc khủng hoảng sản xuất quá mức của ngành,- rất dễ tiêu hủy các loại trái cây hoặc rau quả dư thừa, khi đi vào lòng đất, chúng sẽ nhanh chóng biến thành phân bón. Với hàng dệt may thì không thể như vậy. Phải làm sao bây giờ? Đây là thời điểm phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала