Người Việt ra nước ngoài chữa bệnh: “Chảy máu” 2 tỷ USD mỗi năm...

© Ảnh : L.N. Bằng chính sách quảng bá trong năm 2018, các bệnh viện tư nhân ở Malaysia đã đón hơn 14 nghìn người Việt sang khám chữa bệnh tại đây (Trong ảnh, phòng chờ cho bệnh nhân nước ngoài đến khám tại Sunway Medical Centre)
 Bằng chính sách quảng bá trong năm 2018, các bệnh viện tư nhân ở Malaysia đã đón hơn 14 nghìn người Việt sang khám chữa bệnh tại đây (Trong ảnh, phòng chờ cho bệnh nhân nước ngoài đến khám tại Sunway Medical Centre)  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khoảng 2 tỷ USD đã “chảy” theo người bệnh ra nước ngoài trong năm 2018 và con số này không dừng lại. Nhu cầu du lịch khám chữa bệnh của người Việt ngày càng cao và các nước trong khu vực đang làm mọi cách để thu hút nguồn ngoại tệ này, theo báo Tiền Phong.

Những “thỏi nam châm”

Bên cạnh đảo quốc Singapore, những năm gần đây Malaysia nổi lên là “vùng đất mới” của du lịch khám chữa bệnh. Các quốc gia mà họ đang nhắm tới trong tương lai như Myanmar, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và không thể thiếu Việt Nam. Nguồn bệnh nhân dồi dào, có tâm lý “hướng ngoại” ở Việt Nam đang là hấp lực cho các bệnh viện tư nhân ở đất nước này. 

Đối tượng tự nhận là “thần y” đang thực hiện xoa bóp cho bệnh nhân.  - Sputnik Việt Nam
Sự thật về "thần y" chữa bách bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt ở Lạng Sơn

Bà Sherene Azli - Giám đốc Hội đồng Du lịch y tế Malaysia (MHTC) cho hay: Trong năm 2018 Malaysia đón hơn 1,2 triệu du khách đến chữa bệnh, trong đó 60% bệnh nhân đến từ Indonesia và 14 nghìn du khách là Việt Nam. “Người Việt đến Malaysia khám chữa bệnh ngày càng tăng lên”- CEO của MHTC nói và dẫn ra, trong năm 2016 có 8.000 du khách Việt đến các bệnh viện tại đây, con số này tăng lên 11 nghìn vào 2017 và lên 14 nghìn người trong năm qua.  Những dịch vụ du khách Việt thực hiện là thụ tinh nhân tạo, chữa ung thư, tầm soát sức khỏe và can thiệp tim mạch.  “Việt Nam trở thành một trong 5 thị trường chính của ngành du lịch y tế Malaysia bên cạnh Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Myanmar”- bà Sherene Azli cho hay. 

Trong 79 bệnh viện tư nhân thuộc MHTC, có 21 bệnh viện được người Việt chọn làm điểm đến. Trung tâm y khoa Mahkota ở thành phố Maleka, Sunway Healthcare hay Subang Jaya Medical là một trong số đó. Ông Stanley Lam - Giám đốc Trung tâm y khoa Mahkota cho biết, với chi phí rẻ hơn Việt Nam trong khi du khách được khám và điều trị tại bệnh viện “5 sao”, được đưa đón từ sân bay, hỗ trợ visa… nên mỗi năm nơi đây thu hút cả trăm bệnh nhân Việt “ghé thăm”. “Có 30% bệnh nhân quốc tế đến với bệnh viện chúng tôi”- Stanley Lam tự hào và thêm rằng: “Họ chủ yếu đến chăm sóc điều trị ung thư và làm các kỹ thuật tầm soát ung thư bằng PET CT với giá chỉ khoảng 1.000 USD so với 1.200-1.300 USD ở Việt Nam”.

Các chuyên gia y tế trong ca phẫu thuật - Sputnik Việt Nam
Ca bệnh thứ 3 trên thế giới được phẫu thuật thành công tại Việt Nam

Trong khi đó, tại Sunway Healthcare năm 2018 cũng đón hơn 1.000 lượt bệnh nhân người Việt đến sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm y khoa Sunway ở Kuala Lumpur. Ông Desmond Chan- Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế của Sunway Healthcare cho rằng, con số này sẽ tăng lên trong tương lai khi nơi đây đang mở rộng quảng bá và nhiều ưu đãi trong chăm sóc sức khỏe cho du khách quốc tế. Để thu hút người bệnh, mới đây Hội đồng du lịch y tế Malaysia ngoài đặt văn phòng tại Việt Nam còn chọn đối tác Medifly tại TPHCM hỗ trợ bệnh nhân đi khám và điều trị tại đất nước này. 

Tiên phong nhiều năm qua để thu hút bệnh nhân Việt phải kể đến các bệnh viện ở Singapore. Nếu năm 2005, Bệnh viện Quốc gia Singapore tiếp nhận 100 bệnh nhân đến khám và điều trị thì nay con số này đã tăng lên 2.000 người. Trong khi ParkwayHealth đã hình thành chuỗi 45 trung tâm hoạt động tại Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới, mỗi năm thu hút gần 10 nghìn bệnh nhân tại Việt Nam. Sức hút từ bệnh nhân Việt sang Singapore lớn đến nỗi hầu hết các bệnh viện tại đất nước này đều có văn phòng đại diện tại  Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Mới đây, Raffles Hospital cũng mở văn phòng đại diện tại TPHCM. Người đại diện của bệnh viện này cho biết họ muốn “làm cầu nối giúp bệnh nhân Việt tiếp cận nền y tế tốt nhất châu Á”, bởi Việt Nam luôn là top 10 nước có lượng bệnh nhân điều trị nhiều nhất tại đây. 

Bác sĩ  - Sputnik Việt Nam
Thương hiệu Việt hấp dẫn bác sĩ nước ngoài đến Việt Nam học mổ nội soi

"Chảy máu" 2 tỷ USD và hơn thế nữa!

“Phát triển ngành du lịch y tế là cách chúng tôi thúc đẩy phát triển y tế tư nhân, giảm tải cho bệnh viện công và tăng cường nhận thức của thế giới về du lịch chăm sóc sức khỏe Malaysia”- bà Sherene Azli - CEO MHTC nói trong cuộc gặp với PV Tiền Phong. Theo đó, Việt Nam là một trong những nơi MHTC đặt văn phòng đại diện để kết nối các bệnh nhân Việt có nhu cầu tìm kiếm giải pháp chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện tư ở Malaysia. Năm 2018, số lượng du khách đến Malaysia khám chữa bệnh là hơn 1,2 triệu người, tăng 14% so với năm 2017, theo MHTC.

Trong khi đó, năm qua Singapore đã tiếp nhận hơn 30.000 lượt người Việt đến khám chữa bệnh trong tổng số 400.000 lượt khách quốc tế; Thái Lan cũng đang là “vùng đất hứa” của người Việt tìm đến với hơn 17 nghìn người trong năm 2018. Đại diện Bộ Y tế Singapore cho biết mỗi bệnh viện Singapore đều có một trung tâm hỗ trợ bệnh nhân quốc tế, các trung tâm này làm cầu nối giữa bệnh nhân nước ngoài với bác sĩ. “Nhân viên của trung tâm ở các bệnh viện đưa đón bệnh nhân tại sân bay, phiên dịch, đăng ký nhập viện, hẹn lịch khám, gia hạn visa… nên bệnh nhân nước ngoài rất yên tâm”- đại diện bộ này cho hay. 

Cỏ xạ hương  - Sputnik Việt Nam
Loại thảo mộc có khả năng chữa hơn 50 bệnh

Theo ước tính của Bộ Y tế Việt Nam, trong năm 2018 có khoảng 60.000 lượt bệnh nhân trong nước ra nước ngoài điều trị làm “chảy máu” nguồn ngoại tệ khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế trong nước con số này chưa dừng lại tại đây khi nhu cầu ra nước ngoài chữa bệnh của dân Việt ngày càng tăng cao và những quảng bá, chính sách thu hút người bệnh của các nước trong khu vực ngày càng hấp dẫn. 

Tại Việt Nam, công tác quảng bá thu hút người bệnh quốc tế chưa hiệu quả nên không chỉ người Việt đi nước ngoài mà nhiều người nước ngoài làm tại Việt Nam cũng ra các nước trong khu vực điều trị mặc dù các bệnh viện tại Việt Nam điều trị được. Bác sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Y khoa Medic TPHCM cho rằng, bên cạnh người bệnh mất niềm tin vào chẩn đoán ở giữa các bác sĩ và các bệnh viện với nhau, tình trạng thủ tục nhiêu khê như người bệnh phải chờ đợi quá lâu do quá tải, dịch vụ bệnh viện ở Việt Nam cũng không bằng ở nước ngoài. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала