Trước đó có thông báo rằng Hoa Kỳ cố gắng buộc Ấn Độ chấm dứt hợp đồng với LB Nga về mua S-400. Ngoài ra, Washington đã áp đặt trừng phạt với một quốc gia khác cũng vì “tội” mua các hệ thống này là Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Ankara.
"Về các biện pháp trừng phạt tiềm năng của Hoa Kỳ, thì bên cạnh hệ thống tên lửa phòng không “Patriot”, Washington còn muốn bán cho New Delhi cả những thứ vũ khí khác, vì vậy trong trường hợp này, Hoa Kỳ sẽ không hành xử ngang ngược và trắng trợn như khi họ quyết định chống Ankara”, - ông Igor Korotchenko, Giám đốc TsAMTO nói với Sputnik.
Theo quan điểm của ông, trong trường hợp với Ấn Độ, Hoa Kỳ sẽ không thể đi đến chỗ “tống tiền” trực tiếp, mà cả những nỗ lực để đạt "thỏa thuận hậu trường" cũng khó thành công.
"Tôi cho rằng Washington sẽ chọn chiến thuật tinh vi hơn - sử dụng đòn bẩy ngoại giao, cố gắng đạt một số thỏa thuận hậu trường. Nhưng cũng khó lòng mong Ấn Độ chịu lui trước những lời hứa hoặc hăm dọa của Mỹ, bởi New Delhi cần S-400 để tạo lập hệ thống phòng thủ hàng không-vũ trụ tích hợp của riêng mình", - chuyên gia nhấn mạnh.
Đầu tháng 10 năm 2018, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng cung cấp các tổ hợp S-400. New Delhi sẽ chi tới 5,43 tỷ USD để có năm trung đoàn hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất.